(QBĐT) - Đợt mưa lớn vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Hiện, công tác cứu trợ, hỗ trợ và khắc phục hậu quả ngập lụt đang được người dân, chính quyền địa phương tiến hành khẩn trương với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”…
![]() |
![]() |
“Hiện nay, mưa trên địa bàn huyện đã tạnh, nước bắt đầu rút dần nhưng rất chậm. Từ tối hôm qua đến giờ, gia đình tôi vẫn phải theo dõi mực nước. Với người dân Lệ Thủy từ bao đời nay công tác khắc phục hậu quả mưa lụt luôn được tiến hành khẩn trương, khoa học. Với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”, tôi phải tranh thủ nước lụt để nhanh chóng đẩy phù sa ra khỏi nhà. Bởi nếu không thực hiện nhanh và không có nước, thì bùn non sẽ kết lại quá khô, sau này dọn dẹp rất khó khăn…”, anh Thiện chia sẻ.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, anh Nguyễn Văn Thuần (thôn Phú Thọ, xã An Thủy) phải trực tại Trung tâm Chỉ huy của huyện Lệ Thủy. Đến sáng hôm nay, anh mới xin phép lãnh đạo tranh thủ về nhà để dọn dẹp nhà cửa, thu xếp lại đồ đạc.
“Mưa lũ khiến nước vào nhà tôi, ngập hơn 1m. Từ chiều qua đến nay, nước đã rút được hơn 1m. Hiện tại nước đã ra khỏi nhà. Gia đình tôi đã dọn dẹp xong, giờ tôi lại phải lên Trung tâm Chỉ huy để tiếp tục công việc…", anh Nguyễn Văn Thuần cho hay.
![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Lê Văn Sơn cho biết, địa phương đã nhanh chóng thành lập tổ tiếp nhận hàng cứu trợ tại 2 khu vực là ngã tư Cam Liên (xã Cam Thủy) và chợ Đôộng (xã Mai Thủy). Tất cả nhu yếu phẩm của các cá nhân, tổ chức sau khi địa phương tiếp nhận sẽ vận chuyển bằng thuyền của ngư dân vùng biển Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc tiếp tế cho người dân. Từ ngày hôm qua (29/10) đến nay, các chuyến hàng cứu trợ của cá nhân, tổ chức vận động đã được trao tận tay cho người dân vùng lũ Lệ Thủy. Dự kiến, thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhu yếu phẩm cần thiết nữa được phân phát hỗ trợ cho người dân vùng "rốn lũ"…
Tập trung khắc phục hậu quả…
![]() |
Cũng theo ông Lê Văn Sơn, cần phát huy tinh thần "tương thân, tương ái" giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, chú ý quan tâm đến các đối tượng chính sách, những người già neo đơn, gia đình bị thiệt hại nặng để giúp các gia đình sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt; đồng thời rà soát lại tình hình đời sống của nhân dân sau lũ để có phương án cứu trợ, không để các gia đình bị thiệt hại nặng bị thiếu đói đứt bữa…
![]() |
“Các cơ quan, đơn vị cần phân công cán bộ về tận cơ sở, thôn, bản, tổ dân phố để kiểm tra, nắm tình hình thiệt hại do bão số 6 và ngập lụt gây ra; kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình có người mất, những gia đình bị thiệt hại nặng; tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng; triển khai vệ sinh môi trường trên các tuyến đường...”, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Lê Văn Sơn chia sẻ thêm.
Tính đến chiều 30/10, do ảnh hưởng của bão số 6, huyện Lệ Thủy có 3 người chết, 4 người bị thương; tổng số nhà ngập nước hơn 19.700 nhà; diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại hơn 600ha; số gia súc, gia cầm chết, bị cuốn trôi gần 62.000 con; diện tích nuôi cá-lúa, nuôi hồ mặt nước hơn 400ha; 52 điểm trường bị ảnh hưởng, trong đó có 448 phòng học bị ngập nước, 24 điểm trường bị thiệt hại về cơ sở vật chất; hơn 16.000m kênh mương, đê bao bị sạt lở, hư hỏng… Ước tính thiệt hại gần 300 tỷ đồng. |
Ngọc Hải