![]() |
Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng"
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…, gồm 17 người. Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngày 13-8, tại trụ sở Ban Tổ chức Trung ương đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Tại phiên họp, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án gồm 17 người. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại phiên họp, bà Trương Thị Mai đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo. Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương cho biết, tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá XIII) sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương thông qua Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Để xây dựng Dự thảo Báo cáo, Ban Tổ chức Trung ương đã chuẩn bị, chắt lọc thông tin từ báo cáo của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, đồng thời lấy thêm ý kiến các chuyên gia và tới đây sẽ tiếp tục xin ý kiến góp ý qua nhiều khâu, nhiều vòng, nhiều nơi.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đều thể hiện sự nhất trí với phương hướng xây dựng Dự thảo Báo cáo của Tổ biên tập và đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, phong phú trong việc xây dựng Dự thảo. Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đưa thêm các kiến nghị, đề xuất đối với Dự thảo để Tổ biên tập tiếp tục hoàn thiện Báo cáo.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đề nghị, báo cáo cần bổ sung thêm những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề còn tồn đọng, gây bức xúc trong nhân dân. Trong phần đánh giá chung cần làm sâu sắc hơn, nhận định đúng tầm hơn, bám sát mục tiêu tổng quát Nghị quyết đã đề ra.
Báo cáo cũng cần chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết để bám sát vào đó thiết kế các nhóm nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ cao hơn, kiên quyết hơn nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới.
Theo Báo Tiền Phong
Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…, gồm 17 người. Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngày 13-8, tại trụ sở Ban Tổ chức Trung ương đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Tại phiên họp, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án gồm 17 người. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại phiên họp, bà Trương Thị Mai đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo. Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương cho biết, tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá XIII) sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương thông qua Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Để xây dựng Dự thảo Báo cáo, Ban Tổ chức Trung ương đã chuẩn bị, chắt lọc thông tin từ báo cáo của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, đồng thời lấy thêm ý kiến các chuyên gia và tới đây sẽ tiếp tục xin ý kiến góp ý qua nhiều khâu, nhiều vòng, nhiều nơi.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đều thể hiện sự nhất trí với phương hướng xây dựng Dự thảo Báo cáo của Tổ biên tập và đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, phong phú trong việc xây dựng Dự thảo. Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đưa thêm các kiến nghị, đề xuất đối với Dự thảo để Tổ biên tập tiếp tục hoàn thiện Báo cáo.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đề nghị, báo cáo cần bổ sung thêm những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề còn tồn đọng, gây bức xúc trong nhân dân. Trong phần đánh giá chung cần làm sâu sắc hơn, nhận định đúng tầm hơn, bám sát mục tiêu tổng quát Nghị quyết đã đề ra.
Báo cáo cũng cần chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết để bám sát vào đó thiết kế các nhóm nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ cao hơn, kiên quyết hơn nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới.
Theo Báo Tiền Phong