Toàn tỉnh vẫn còn 2.721 nhà ngập trong nước lũ

  • 05:10, 12/10/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh cho biết, đến ngày 12-10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn 2.721 nhà đang bị ngập trong nước lũ.

Công tác cung ứng lương thực, thực phẩm, nước uống... đến tận nhà cho người dân vùng đang ngập lũ tiếp tục được các lực lượng quân sự, biên phòng, công an thực hiện tốt.
Công tác cung ứng lương thực, thực phẩm, nước uống... đến tận nhà cho người dân vùng ngập lũ tiếp tục được các lực lượng quân sự, biên phòng, công an thực hiện tốt.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện còn 1.221 nhà bị ngập nước (ở các xã vạn Ninh, Tân Ninh, Gia Ninh, Duy Ninh, Hàm Ninh, Võ Ninh và thị trấn Quán Hàu); huyện Lệ Thủy còn 1.500 nhà bị ngập nước (tại các xã Liên Thủy, Xuân Thủy, An Thủy, thị trấn Kiến Giang, Lộc Thủy, Phú Thủy, Mỹ Thủy, Hồng Thủy).

Trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện còn 4 bản; huyện Quảng Ninh có 4 bản và 9 thôn bị chia cắt giao thông do nước lũ hoặc đường bị sạt lở, không lưu thông được.

Dù đang trong điều kiện thời tiết mưa lớn, song việc đưa hàng cứu trợ về cho người dân vùng đang ngập lũ tiếp tục được các tổ chức, đơn vị thực hiện khá tốt.
Dù đang trong điều kiện thời tiết mưa lớn, song việc đưa hàng cứu trợ về cho người dân vùng đang ngập lũ tiếp tục được các tổ chức, đơn vị thực hiện khá tốt.

Tàu đánh cá QB 98955 TS, do ông Nguyễn Văn Vĩnh (phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn) làm chủ tàu, kiêm thuyền trưởng với 6 lao động sau nhiều ngày mất liên lạc trên biển, vào lúc 7h15’ ngày 12-10 đã về neo đậu an toàn ở Cửa Gianh.

Hội Chữ thập đỏ các cấp trao quà cứu trợ tận tay cho người dân vùng lũ.
Hội Chữ thập đỏ các cấp trao quà cứu trợ tận tay cho người dân vùng lũ.

Thống kê bước đầu, mưa lũ đã khiến 15.197 nhà bị ngập, hư hỏng; có 8 tàu thuyền đánh cá bị chìm, trôi dẫn đến hư hỏng; 977 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (Tuyên Hóa 17ha, Ba Đồn 123ha, Đồng Hới 359ha, Quảng Ninh 194ha, Lệ Thủy 284ha); 807 ha rau màu bị thiệt hại (Tuyên Hóa 13ha, Ba Đồn 150ha, Quảng Ninh 408ha, Lệ Thủy 235ha); 9.249 con gia súc, gia cầm bị chết hoặc bị cuốn trôi (Lệ Thủy 8.478 con, Quảng Ninh 768 con); nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa thể đánh giá cụ thể về giá trị thiệt hại.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV khai thác Công trình thủy lợi, các hồ chứa nước do đơn vị quản lý đang có mức nước an toàn theo thiết kế của công trình.

Sở Giao thông-Vận tải cho biết, hiện vẫn còn nhiều vị trí còn tắc trên tuyến quốc lộ 15; quốc lộ 9B; đường tỉnh 562; đường tỉnh 564... Đặc biệt, do mưa to trở lại, nhiều vị trí trên một số tuyến đường có nguy cơ ngập lụt và gây tắc đường trở lại.  

Lực lượng Bộ đội Biên phòng giúp dân sử lại nhà cửa.
Lực lượng bộ đội biên phòng giúp dân sửa lại nhà cửa.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình: Dự báo từ nay đến hết ngày 14-10, khu vực Quảng Bình tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 350mm, có nơi lớn hơn 400mm.

Mưa to trở lại khiến một số vị trí trên các tuyến đường giao thông huyết mạch bị ngập nước sâu không thể lưu thông được.
Mưa to trở lại khiến một số vị trí trên các tuyến đường giao thông huyết mạch bị ngập nước sâu không thể lưu thông được.

Trước việc thời tiết mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp và dự báo có thể bị ảnh hưởng của cơn bão số 7 đang ở khu vực biển trên biển Đông, UBND tỉnh đã có công điện số 11/CĐ-UBND, ngày 11-10-2020 gửi thủ trưởng, giám đốc các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố... về việc triển khai các biện pháp ứng phó với đợt mưa lũ mới.

Cùng đó, tỉnh ta đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, đặc biệt là quân sự, bộ đội biên phòng, công an...vừa giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ; cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho nhân dân các vùng còn bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống và các vùng dân cư khác.

Đồng thời, tiếp tục duy trì việc túc trực lực lượng, phương tiện để sẵn sàng tham gia ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, cứu hộ, cứu nạn... khi có tình huống xảy ra; chủ động sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”...

                                        Bùi Thành

tin liên quan

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.

Tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, phát triển Hà Nội nhanh, bền vững
Tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, phát triển Hà Nội nhanh, bền vững
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Đảng bộ thành phố Hà Nội cần tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, phát triển Hà Nội nhanh và bền vững hơn.
 
Mưa lũ làm ngập hơn 16.000 nhà dân, một người chết và nhiều người bị thương, mất tích
Mưa lũ làm ngập hơn 16.000 nhà dân, một người chết và nhiều người bị thương, mất tích

(QBĐT) - Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh cho biết: Tính đến ngày 11-10 mưa lũ đã gây ngập lụt 16.487 nhà dân, làm một người chết, một người bị thương và nhiều người mất tích. Thiệt hại về tài sản khá lớn nhưng chưa thể thống kê được.