"Liệu cơm gắp mắm" để chi tiêu!

  • 08:04, 09/04/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trong thời gian gần đây xuất hiện tình trạng một số địa phương, đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình đơn lẻ, dù chưa thực sự cấp bách; công trình đã nằm trong danh mục đầu tư vẫn được tiếp tục đề nghị đầu tư; có địa phương, đơn vị chưa chủ động nguồn vốn từ ngân sách cấp mình để triển khai thực hiện các công trình dự án và nhiệm vụ chi theo quy định mà đề nghị Trung ương, tỉnh hỗ trợ ngoài khả năng cân đối vốn của Trung ương và của tỉnh.
 
Đặc biệt, nhiều đơn vị cấp xã, cấp cơ sở đã có tờ trình “xin” vốn đầu tư gửi thẳng lên UBND tỉnh mà không thông qua UBND huyện hoặc đơn vị chủ quản (!?). Việc làm này đã ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách, đồng thời thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh.
 
Chúng ta nên biết rằng, dù rất cố gắng trong việc thu ngân sách (năm 2019, toàn tỉnh thu được trên 5.600 tỷ đồng), thế nhưng Quảng Bình vẫn là địa phương khó khăn, hàng năm vẫn được Trung ương hỗ trợ kinh phí nhằm bảo đảm các hoạt động diễn ra trên địa bàn.
 
Năm nay, nền kinh tế vừa mới gượng dậy sau thiên tai, bệnh dịch tả lợn châu Phi… thì phải tiếp tục đối mặt với dịch bệnh Covid-19, khiến hoạt động du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất kinh doanh… trong cả nước bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạm dừng hoạt động, người lao động không có việc làm.
 
Do đó, công tác ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe, tính mạng của nhân dân… đang đè nặng lên vai của các nhà hoạch định và thực hiện chính sách.
 
Trong hoàn cảnh này, hơn ai hết chúng ta cần phải biết “liệu cơm gắp mắm” để sử dụng hiệu quả ngân sách, trên cơ sở kinh phí hỗ trợ của Trung ương, nguồn thu của tỉnh, nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định phân bổ chi tiết nguồn đầu tư của UBND tỉnh.
 
Do vậy, để chấn chỉnh việc đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách, cần thực hiện một số giải pháp, đó là: các địa phương chủ động nguồn ngân sách của mình để bố trí thực hiện các dự án, nhằm hạn chế việc “xin” kinh phí của Trung ương, của tỉnh, trừ trường hợp cấp bách, vượt quá khả năng; rà soát danh mục công trình cần đầu tư trên địa bàn, trong đó, ưu tiên các dự án thực sự cần thiết; không sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Trung ương giai đoạn 2016-2020 để khởi công các dự án mới; chủ động nguồn vốn cân đối để không để xảy ra hiện tượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; các đơn vị, địa phương không được đề xuất ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí, nếu thực sự có nhu cầu đầu tư thì có báo cáo UBND huyện, ngành theo đúng quy trình; tập trung tháo gỡ khó khăn để bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình đầu tư…
 
Bên cạnh đó, cũng cần có các chế tài xử lý nghiêm, không nể nang, né tránh đối với những đơn vị, cơ sở sử dụng nguồn đầu tư công không hiệu quả, dẫn đến đầu tư dàn trải, nợ đọng vốn, giải ngân không đúng theo kế hoạch đề ra; công trình không bảo đảm tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng; chấm dứt tình trạng người đứng đầu các đơn vị, địa phương bê trễ nhiệm vụ được giao để “đi” xin vốn đầu tư…
 
Trần Minh Văn
 

tin liên quan

Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng cách ly xã hội
Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng cách ly xã hội
"Ai không thực hiện phải xử phạt nghiêm," Thủ tướng chỉ đạo và tiếp tục nhấn mạnh quan điểm "không lơ là mất cảnh giác, chủ quan với dịch bệnh COVID-19."
 
Cuối ngày 9-4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19
Cuối ngày 9-4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19

Tính đến cuối ngày 9-4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc của Việt Nam lên 255 trường hợp.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19
Thành phố Hồ Chí Minh: Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động, khẩn trưởng triển khai các giải pháp thay đổi phương thức làm việc để ứng phó sự lây lan của dịch bệnh.