Tăng cường năng lực phòng, chống bệnh dại cho hệ thống y tế cơ sở

  • 01:12, 03/12/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng 3/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn tăng cường năng lực hệ thống triển khai hoạt động phòng, chống bệnh dại cho 60 cán bộ y tế của 8 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.
Cán bộ CDC Quảng Bình truyền đạt nhiều nội dung quan trọng về phòng, chống bệnh dại.
Cán bộ CDC Quảng Bình truyền đạt nhiều nội dung quan trọng về phòng, chống bệnh dại.
Trong thời gian 2 ngày, các học viên được tiếp thu nhiều nội dung quan trọng, như: Tình hình bệnh dại tại Việt Nam và thế giới; các văn bản pháp lý liên quan đến công tác phòng, chống bệnh dại… Đồng thời, các giảng viên hướng dẫn trực tiếp công tác giám sát, kiểm soát bệnh dại trên người và điều tra xử lý ổ dịch; hướng dẫn phòng và điều trị dự phòng bệnh dại; chẩn đoán bệnh dại trên động vật; tăng cường tổ chức truyền thông phòng, chống bệnh dại tại cộng đồng dân cư…
 
Theo bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, dại là một bệnh do vi rút lây truyền từ động vật sang người. Bệnh dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại khi cắn, cào trầy xước hoặc liếm vào vết thương, tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước của người.
 
Nguyên nhân lây truyền dại đa số là do chó cắn (chiếm 96% tại các nước Đông Nam Á), tiếp theo là mèo, hoặc các loài động vật hoang dã, như: cầy, chó sói, cáo... Hiện nay, theo thống kê 100% các trường hợp mắc bệnh dại đều tử vong mà chưa có biện pháp điều trị.  
Đội ngũ y tế cơ sở trao đổi về hoạt động giám sát bệnh dại tại cộng đồng dân cư.
Đội ngũ y tế cơ sở trao đổi về hoạt động giám sát bệnh dại tại cộng đồng dân cư.
Tại Quảng Bình bệnh dại đang có xu hướng gia tăng! Trước đó, trong vòng 10 năm (từ 2008-2018) trên địa bàn tỉnh không có ca tử vong do bệnh dại. Nhưng từ năm 2019 đến nay đã ghi nhận 6 ca tử vong do bệnh dại, riêng 11 tháng năm 2022 đã có 3 ca tử vong do bệnh dại (huyện Lệ Thủy 1 ca và Tuyên Hóa 2 ca). Các ca tử vong do nhận thức của người dân về vắc xin phòng dại còn thấp nên không đến cơ sở y tế tiêm khi bị chó dại cắn.
 
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp khuyến cáo, phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay để chủ động phòng dại là tiêm vắc xin dại. Vì vậy, cùng với ngành Y tế, chính quyền các địa phương, tổ chức đoàn thể cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho người dân, khi bị chó mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại ngay; quản lý đàn chó, tăng tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi.  
60 cán bộ y tế cơ sở tham gia lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.
Cán bộ y tế cơ sở tham gia lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.
Đặc biệt, ngành Giáo dục-Đào tạo cần tuyên truyền phòng, chống bệnh dại trong trường học để các em học sinh đề cao cảnh giác, khi bị động vật cào, cắn, liếm vào vết thương hở thì chủ động cùng phụ huynh đi tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt.
 
Bên cạnh đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế, thú y và các ngành khác trong công tác phòng, chống bệnh dại, giám sát và phát hiện sớm các ổ dịch dại hoặc nghi dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch, ngăn chặn lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người một cách hiệu quả.
Nội Hà

tin liên quan

Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
(QBĐT) - Những năm qua, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng đã nỗ lực rất lớn để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tại Việt Nam-nghĩa là AIDS sẽ không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
 
 
Thịt gà có thể là nguyên nhân gây đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella
Thịt gà có thể là nguyên nhân gây đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella

Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát tại Phần Lan và Anh, các sản phẩm thịt gà chế biến sẵn và/hoặc thịt gà tươi sống có khả năng là nguồn cơn gây đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella.

Tổ chức Y tế thế giới sử dụng tên tiếng Anh mới cho bệnh đậu mùa khỉ
Tổ chức Y tế thế giới sử dụng tên tiếng Anh mới cho bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ - "monkeypox" sẽ được đổi thành "mpox" nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ.