Thông tin mới nhất về 3 ứng viên vaccine Covid-19 "made in Vietnam"

  • 02:11, 07/11/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ứng viên vaccine ARCT-154 đã tiến hành đánh giá qua 3 giai đoạn và đang tiến hành xem xét, cấp phép lưu hành vaccine ARCT-154 theo quy định. Trong khi đó, 2 vaccine NanoCovax và COVIVAC vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. 
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả miễn dịch của vaccine Covid-19.
 
Theo đó, Việt Nam đang tiến hành 7 nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vaccine Covid-19, trong đó 1/7 nghiên cứu đã hoàn thành và đang hoàn thiện báo cáo, 6/7 nghiên cứu đang trong thời gian triển khai.
 
Hiện nay, chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam, tuy nhiên có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine Covid-19 để tham khảo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
 
Cụ thể, hiệu quả của vaccine sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong đạt khoảng 86% (ở tháng thứ nhất). Hiệu quả này giảm dần sau 6 tháng và giảm mạnh từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 (hiệu quả bảo vệ ở tháng thứ 6 còn khoảng 70%).
 
Sau khi tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong khoảng từ 9% đến 28% so với tiêm mũi thứ 3.
 
Hầu hết các nghiên cứu có nhận định rằng tại thời điểm này không thích hợp để đề cập miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19, chưa thể xác định việc thanh toán cũng như loại trừ dịch Covid-19. Do đó chưa thể xác định tỷ lệ phủ vaccine mũi 3, mũi 4 cần đạt là bao nhiêu và có cần tiêm mũi tiếp theo hay không.
 
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 100% các đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và tử vong do Covid-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.
 
Báo cáo của Bộ Y tế cũng nêu về tình hình nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
 
Theo đó, ứng viên vaccine NanoCovax đã tiến hành đánh giá 3 giai đoạn đang hoàn thiện báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn 3, tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 theo đề cương nghiên cứu đến tháng 2/2023.
 
Ứng viên vaccine COVIVAC đã tiến hành đánh giá qua 2 giai đoạn và đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị liên quan, triển khai các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.
 
Ứng viên vaccine ARCT-154 đã tiến hành đánh giá qua 3 giai đoạn và đang tiến hành xem xét, cấp phép lưu hành vaccine ARCT-154 theo quy định. Các tổ chức nhận thử và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục triển khai nghiên cứu giai đoạn 3 theo đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Theo Trần Lam (NDO)

tin liên quan

Nhật Bản tìm ra phương thức hiệu quả kích hoạt miễn dịch chống ung thư
Nhật Bản tìm ra phương thức hiệu quả kích hoạt miễn dịch chống ung thư

Các liposome tích hợp chỉ sử dụng 10% lượng kháng nguyên ung thư cần thiết trong các phương pháp trước đây là đủ để ngăn chặn ung thư phát triển ở những con chuột được cấy ghép tế bào ung thư.

Lệ Thủy: Tập trung tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh THPT
Lệ Thủy: Tập trung tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh THPT

(QBĐT) - Ngày 5/11, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy Nguyễn Công Quân cho biết, đơn vị vừa tổ chức 6 điểm tiêm lưu động vắc-xin phòng Covid-19 cho 1.500 học sinh và cán bộ, giáo viên các trường THPT trên địa bàn an toàn, hiệu quả.

CDC Quảng Bình hỗ trợ phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại xã An Thủy
CDC Quảng Bình hỗ trợ phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại xã An Thủy
(QBĐT) - Ngày 4/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ nhân lực, vật tư hóa chất, máy móc trang thiết bị cùng Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy tập trung phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại xã An Thủy.