Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cho cán bộ y tế cơ sở

  • 02:05, 31/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng ở một số tỉnh, thành trên cả nước, để nâng cao năng lực ứng phó với dịch bệnh, ngày 31/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống dịch tuyến tỉnh, tuyến huyện, thị xã, thành phố và các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh.  
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Theo nhận định của ngành Y tế, thời tiết mùa hè cùng việc mở cửa, giao thương quốc tế, phát triển du lịch, giao lưu đi lại nhiều giữa các địa phương và ý thức vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa cao sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh mùa hè phát sinh, đặc biệt là sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)... có thể bùng phát thành dịch lớn.
 
Tại Quảng Bình, trải qua hơn 2 năm chống dịch Covid-19, đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên địa bàn tỉnh. Cuộc sống dần trở lại bình thường cũng đồng nghĩa với các dịch bệnh lưu hành trước kia dần xuất hiện trở lại, đặc biệt là dịch SXH Dengue và dịch bệnh TCM.  
Đông đủ cán bộ y tế cơ sở tham gia lớp tập huấn.
Cán bộ y tế cơ sở tham gia lớp tập huấn.
Theo hệ thống giám sát dịch bệnh thường xuyên của CDC Quảng Bình, năm 2021, toàn tỉnh ghi nhận 225 ca mắc SXH, cao nhất ở huyện Bố Trạch có 81 ca và thấp nhất ở huyện Minh Hóa có 1 ca. Trong 4 tháng đầu năm 2022, ghi nhận 21 ca SXH tại 6/8 huyện, thị xã, thành phố.
 
Đối với bệnh TCM, trong năm 2021, toàn tỉnh ghi nhận 12 ca mắc và trong 4 tháng đầu năm 2022 chưa ghi nhận được ca bệnh TCM. 
 
Tuy nhiên, giai đoạn trước đó, dịch SXH năm 2020 là 4.345 ca và năm 2019 ghi nhận các ổ dịch lớn với số ca mắc lên đến 13.418 ca. Bệnh TCM cũng ghi nhận số ca tương ứng là 64 ca năm 2020 và 33 ca năm 2019.
 
Nhìn chung tình hình dịch TCM trên địa bàn tỉnh ta ít phức tạp hơn so với dịch SXH. Dự báo tình hình dịch SXH theo chu kỳ 3-5 năm tăng mạnh một lần nên năm nay nguy cơ dịch SXH bùng phát là rất cao. 
Y tế cơ sở tăng cường hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, bọ gậy, dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước để phòng chống bệnh SXH.
Y tế cơ sở tăng cường hướng dẫn người dân diệt lăng quăng (bọ gậy), dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước để phòng, chống bệnh SXH.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, tại lớp tập huấn, các giảng viên đến từ CDC Quảng Bình, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới đã trao đổi, cập nhật các kiến thức về điều tra dịch tễ, giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM. 
Cho trẻ chơi đồ chơi sạch sẽ ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh TCM phát sinh ở các trường mầm non.
Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh TCM phát sinh ở các trường mầm non.
Theo bác sỹ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, hiện nay tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH và TCM. Vì vậy, người dân cần chú trọng những giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh SXH, TCM nói riêng và các dịch bệnh mùa hè có nguy cơ bùng phát, như: vệ sinh cá nhân, nơi ở, ăn chín, uống chín, với phương châm 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tăng cường diệt lăng quăng (bọ gậy), dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước nơi muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng và phát triển; đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm...
 
Nội Hà

tin liên quan

Nhà khoa học Bỉ giải trình tự gene của virus gây bệnh đậu mùa khỉ
Nhà khoa học Bỉ giải trình tự gene của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

Cho đến nay, hầu hết các bộ gene của virus gây bệnh đậu mùa khỉ được phân tích đều có cùng gốc với chủng virus xuất hiện ở Tây Phi và ít độc lực hơn so với 2 chủng ban đầu ở Trung Phi.

Vì sao cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 và 4?
Vì sao cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 và 4?
(QBĐT) - Để hiểu rõ về hơn về tác dụng của liều vắc xin Covid-19 tăng cường, phóng viên Báo Quảng Bình có cuộc trao đổi nhanh với Giám đốc Sở Y tế bác sỹ Dương Thanh Bình.
 
EU cấp chứng nhận các bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ của Trung Quốc
EU cấp chứng nhận các bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ của Trung Quốc

Các công ty Trung Quốc được EU cấp chứng nhận CE cho bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ bao gồm Jiangsu Bioperfectus Technologies, Sansure Biotech Inc và Wondfo Biotech.