Sáng 25-4, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19

  • 08:04, 25/04/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tính từ 18 giờ ngày 24-4 đến 6 giờ ngày 25-4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19; đã 31 ngày Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng.
 
Tính đến 6 giờ ngày 25-4, Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-1 đến nay là 910 ca.
 
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 40.846 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 514 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 25.360 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14.972 người.
 
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 là 48 ca.
 Nhân viên Y tế tỉnh Đắk Lắk được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong đợt 1. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Nhân viên Y tế tỉnh Đắk Lắk được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong đợt 1. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Trong ngày 24-4, cả nước có thêm 22.935 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
 
Tính đến 16 giờ ngày 24-4-2021, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố cho 198.972 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.
 
Chi tiết 22.935 người được tiêm tại 28 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 24-4-2021 như sau:
 
Các tỉnh, đơn vị tiêm đợt 1 gồm: Quảng Ninh (4 người), Hưng Yên (60 người), Bộ Công an (1.421 người)
 
Các tỉnh, đơn vị tiêm đợt 2 gồm: Hà Nội (3.210 người), Hải Phòng (204 người), Bắc Giang (431 người), Bắc Ninh (2.124 người), Phú Thọ (974 người), Hải Dương (1.518 người), Hưng Yên (459 người), Thái Nguyên (178 người), Bắc Cạn (369 người), Quảng Ninh (533 người), Nghệ An (2.370 người), Hà Tĩnh (1.503 người), Lai Châu (322 người), Cao Bằng (515 người), Lào Cai (721 người), Thừa Thiên - Huế (230 người), Bình Định (271 người),  Phú Yên (624 người), Khánh Hòa (503 người), Kon Tum (174 người), Gia Lai (524 người), Đắc Lắc (214 người), TP. Hồ Chí Minh (1.875 người), Đồng Nai (226 người), Cần Thơ (495 người), Vĩnh Long (584 người), Bạc Liêu (299 người).
 
Trên thế giới đã ghi nhận trên 147 triệu ca mắc COVID-19; hơn 3,1 triệu ca tử vong. Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng gần 686.00 ca; tăng thêm hơn 9.500 ca tử vong. Trong đó, Ấn Độ có số ca mắc cao kỷ lục với 349.165 ca mắc, 2.760 ca tử vong. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết: Số ca nhiễm tăng vọt gần đây ở nước này có liên quan đến những sự kiện tụ tập đông người tại các cuộc bầu cử cấp địa phương, đám cưới đông khách và những cuộc biểu tình của nông dân...
 
Tại Đông Nam Á, Philippines tăng trên 9.660 ca, Indonesia tăng  hơn 4.500 ca, Thái Lan tăng gần 2.840 ca, Malaysia tăng hơn 2.700 ca, Campuchia tăng 511 ca, Lào tăng 88 ca...
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang -Khử khuẩn -Khoảng cách –Không tập trung - Khai báo y tế.
 
Theo TTXVN

tin liên quan

Việt Nam tiến gần mốc 200.000 người được tiêm vaccine COVID-19
Việt Nam tiến gần mốc 200.000 người được tiêm vaccine COVID-19

Sáng 24-4, Việt Nam ghi nhận thêm hai ca mắc mới được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Yên Bái và Thái Bình, đồng thời gần 47.000 người được tiêm vaccine COVID-19 trong ngày 23-4.

Tập trung các giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động tiêm vắc xin phòng Covid-19
Tập trung các giải pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động tiêm vắc xin phòng Covid-19

(QBĐT) - Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, Chính phủ đã xác định mục tiêu quan trọng là bao phủ vắc-xin cho người dân Việt Nam. Hiện, vấn đề này đang được người dân cả nước đặc biệt quan tâm.

Vaccine ngăn ngừa 65% nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2
Vaccine ngăn ngừa 65% nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2

Những người nhiễm virus sau khi tiêm chủng thường không có triệu chứng và cũng ít có khả năng tạo ra virus, đồng nghĩa với việc họ ít có khả năng lây truyền virus hơn.