Trẻ mắc cúm, khi nào cần đến bệnh viện?

  • 08:01, 17/01/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trời lạnh trẻ rất dễ bị cúm. Nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng viêm đường hô hấp nặng như: Viêm phổi, suy hô hấp...
Trẻ cần được tiêm vaccine phòng cúm mùa. Ảnh: TTXVN
Trẻ cần được tiêm vaccine phòng cúm mùa. Ảnh: TTXVN
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Thời tiết lạnh như hiện tại rất thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Với trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.
 
Biểu hiện chung của bệnh nhân cúm là: Sốt cao, có thể liên tục 39-40 độ, chảy nước mũi, ho, họng viêm đỏ, một số trẻ có viêm phế quản…
 
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Khi chăm sóc tại nhà, cha mẹ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ và chỉ dùng thuốc paracetamol, nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế. Hàng ngày cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
 
Trẻ chỉ phải nhập viện trong trường hợp cúm gây các biến chứng như: Viêm phổi, có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm nhiễm đường hô hấp nặng; hoặc mắc cúm trên nền bệnh lý mạn tính; Với những trẻ có bệnh mạn tính như: Hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới.
 
Để phòng và chăm sóc tốt trẻ mắc cúm, BS. Đỗ Thiện Hải khuyến cáo: Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng cách. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng lên như: Sốt cao liên tục không hạ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi.
 
Đặc biệt, cha mẹ không nên tự tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con. Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus; sau khi đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
 
Để phòng cúm mùa, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
 
Trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh cúm, đây là cách phòng bệnh hữu hiệu. Bên cạnh đó, cần tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện cúm để phòng bệnh.
 
Theo TTXVN

tin liên quan

Sẽ siết chặt quản lý nhập cảnh qua đường bộ, đường thủy và đường không
Sẽ siết chặt quản lý nhập cảnh qua đường bộ, đường thủy và đường không

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, cần ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép bằng đường bộ và nhất là gần đây xuất hiện nguy cơ có thể bằng đường biển, đường thủy.

Cảnh giác tránh bị liệt mặt, méo miệng khi trời lạnh
Cảnh giác tránh bị liệt mặt, méo miệng khi trời lạnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh liệt mặt, méo miệng là do người bệnh bị lạnh. Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh liệt mặt để điều trị kịp thời, tránh di chứng.

Cứu sống bệnh nhân ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm
Cứu sống bệnh nhân ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm

(QBĐT) - Tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết, sau 5 ngày điều trị, chăm sóc đặc biệt, ngày 14-1, em Đ.T.T.H - bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm đã hoàn toàn bình phục và có thể ra viện.