Ngày nắng nóng cần ăn uống, sinh hoạt thế nào để không mắc bệnh?

  • 03:07, 20/07/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nắng nóng dễ phát sinh nhiều bệnh, người dân cần dùng điều hoà, dùng quạt đúng cách, ăn uống hợp vệ sinh... để đảm bảo đảm sức khoẻ.
Người dân cần biết cách bảo vệ sức khoẻ trong những ngày nắng nóng. Ảnh: TTXVN
Người dân cần biết cách bảo vệ sức khoẻ trong những ngày nắng nóng. Ảnh: TTXVN
Thời tiết nắng nóng dễ gây ra nhiều bệnh, thậm chí nguy hiểm với sức khoẻ người dân. Cụ thể, nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, dễ gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa; trời nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa... Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp cũng dễ gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi… 
 
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
 
- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
 
- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
 
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
 
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
 
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
 
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
 
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
 
Theo Tạ Nguyên (Báo Tin tức)

tin liên quan

37 tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19
37 tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Với mục tiêu hướng dẫn bệnh viện triển khai các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, đáp ứng tốt với các yếu tố nguy cơ dịch bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí "Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp".

Các cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng
Các cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng

Thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có ca tử vong.

Người mắc bệnh bạch hầu được điều trị, cách ly như thế nào?
Người mắc bệnh bạch hầu được điều trị, cách ly như thế nào?

Tất cả người nghi mắc bệnh bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.