Những dịch bệnh nguy hiểm trước đây kết thúc như thế nào?

  • 08:03, 06/03/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trong khi các chính phủ đang nỗ lực ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, khó có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Vậy những đại dịch trước đây như Ebola và SARS đã kết thúc như thế nào?
 Một y tá tiêm vaccine Ebola tại bệnh viện Redemption (Liberia). Ảnh: CNN
Một y tá tiêm vaccine Ebola tại bệnh viện Redemption (Liberia). Ảnh: CNN
Đã hơn một tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tính đến ngày 6-3, trên thế giới đã ghi nhận trên 98.000 ca nhiễm và trên 3.300 người thiệt mạng.
 
Năm 2018, WTO cũng từng tuyên bố Ebola là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
 
Ebola
 
Các nhà khoa học đã ngăn chặn Ebola trong thời điểm bùng phát năm 2014 bằng vaccine và thuốc kháng virus.
 
WHO vào tháng 3/2016 đánh giá dịch Ebola tại Tây Phi đã “được ngăn chặn”. Giáo sư Peter Hotez tại Trường Cao đẳng Y khoa Baylor (Mỹ) nhận định dịch Ebola kết thúc sau “phản ứng phối hợp quốc tế”.
 
Khi Ebola bùng phát lại vào năm 2018, phương pháp điều trị trong giai đoạn 2014 đã được áp dụng với tất cả các bệnh nhân tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Giáo sư Peter Hotez đánh giá: “Sự can thiệp của con người trong cả 2 lần đã tạo nên khác biệt”.
 
SARS
 
Giáo sư John Nicholls tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đánh giá rằng dịch SARS đã kết thúc vào tháng 7-2003 nhờ thói quen vệ sinh tốt như thường xuyên rửa tay, và các nhân tố môi trường gồm nhiệt độ và độ ẩm cao trong các tháng mùa hè.
 
SARS là một chủng của virus Corona đã khiến hơn 8.000 người nhiễm trong năm 2003. Ông Howard Markel tại Đại học Michigan cho biết tính đến tháng 5/2003, SARS đã bị “kiệt sức”.
 
Vậy virus gây dịch bệnh có thể “kiệt sức” khi nào? Ông Howard Markel cho biết điều này bắt nguồn từ thay đổi thời tiết và bởi những người từng nhiễm virus này nay hình thành và tăng khả năng miễn dịch.
 
H1N1
Sản xuất vaccine H1N1 tại Val-de-Reuil (Pháp). Ảnh: CNN
Sản xuất vaccine H1N1 tại Val-de-Reuil (Pháp). Ảnh: CNN
Cúm H1N1 gây đại dịch trong năm 2009 và hiện trở thành virus gây bệnh theo mùa. Virus gây bệnh theo mùa có thể xuất hiện cả năm nhưng ở Bán cầu Bắc nó thường “đạt đỉnh” vào những tháng mùa Đông lạnh và giảm dần khi thời tiết ấm hơn.
 
Ông Hotez đánh giá dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể xem xét lại những bài học từ các đợt bùng phát trước đó. Sẽ có nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, sau đó các cơ quan chức năng cùng phối hợp khi họ tìm ra được cơ chế và hình thức lây lan của mềm bệnh. Tiếp đó virus giảm lây lan và người dân trở về với cuộc sống thường nhật của họ.
 
Nhưng ông Markel cũng nhận định rằng người dân nên chuẩn bị sẵn sàng: “Bài học là chúng ta đang sống trong thời kỳ mới của bệnh truyền nhiễm và chúng có thể ập đến trong thời điểm rất bình thường”.
 
Theo Hà Linh (Báo Tin tức)

tin liên quan

Biên giới Cha Lo những ngày "căng mình" chống dịch Covid-19
Biên giới Cha Lo những ngày "căng mình" chống dịch Covid-19

(QBĐT) - Hơn một tháng nay, ở Cửa khẩu quốc tế Cha Lo và các bản làng nơi biên giới này, ngoài nhiệm vụ thường nhật, các chiến sỹ Biên phòng và lực lượng chức năng đang ngày đêm "căng mình" làm nhiệm vụ kiểm soát, thầm lặng phòng, chống dịch bệnh Covid-19.  

Quyết tâm dập dịch như "dập đống lửa để không còn âm ỉ"
Quyết tâm dập dịch như "dập đống lửa để không còn âm ỉ"
(QBĐT) - Dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng ra 84 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là dịch bùng phát rất nhanh ở Hàn Quốc, nơi có rất nhiều công dân Việt Nam, trong đó có Quảng Bình,  đang lao động, học tập.

 

Khai báo y tế điện tử bắt buộc với mọi hành khách nhập cảnh Việt Nam
Khai báo y tế điện tử bắt buộc với mọi hành khách nhập cảnh Việt Nam
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu "thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc với tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 6 giờ ngày 7-3."