Dấu hiệu mắc bệnh trĩ

  • 07:10, 08/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tôi làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, gần đây tôi hay bị táo bón, đi ngoài thấy có ra máu. Có phải tôi bị bệnh trĩ, dấu hiệu bệnh thế nào?
 
Trần Thu An (Hà Nội)
 
Người làm công việc phải ngồi nhiều liên tục như nhân viên văn phòng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ do ít có thời gian vận động cơ thể. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ như sau:
 
Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Sau đó, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
 
Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi đại tiện hay khi phải đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
 
Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau khi đã to và để lâu. Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
 
Cần lưu ý: Những người có nguy cơ cao phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát.
 
Theo BS. HOÀNG THANH (Suckhoedoisong.vn)
 

tin liên quan

Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống ung thư tiền liệt tuyến
Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống ung thư tiền liệt tuyến

Vắcxin Heberprovac được thử nghiệm khoa học và phê chuẩn từ năm 2007 tới 2011, kể từ đó vắcxin này đã qua 2 đợt thử nghiệm lâm sàng, lần lượt với 8 và 50 bệnh nhân tình nguyện.

Những thay đổi bước ngoặt khi trẻ dậy thì
Những thay đổi bước ngoặt khi trẻ dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các con vô cùng lo lắng.
 
Nguy hiểm từ việc "tái sử dụng" đơn thuốc
Nguy hiểm từ việc "tái sử dụng" đơn thuốc

Khi đi khám bệnh, dù là tại bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa, bệnh nhân đều được bác sĩ kê những đơn thuốc phù hợp với căn bệnh hiện tại của mình. Đơn thuốc do bác sĩ kê chỉ có giá trị một lần, tuy nhiên không ít bệnh nhân lại "tái sử dụng" đơn thuốc đó cho chính bản thân mình cho những lần tái phát sau hoặc dùng cho người khác. Việc làm này có hợp lý hay không và có thể đem lại những nguy hại gì cho người bệnh?