Chăm sóc trẻ mắc cúm đúng cách

  • 03:08, 26/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Nhà tôi có hai bé 5 tuổi và 3 tuổi rất hay mắc bệnh cúm. Tôi nên chăm sóc thế nào để con mau khỏi bệnh và tránh biến chứng.
 
Ngô Hà Thu (Hải Dương)
 
Cúm là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có biến chứng do cúm thì cần điều trị biến chứng. Thông thường, trẻ mắc cúm sẽ sốt cao và nhanh, thậm chí tới 39-400C, hơi thở không có mùi hôi, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen nếu được bác sĩ cho phép). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của bác sĩ, bởi dễ gây tác dụng phụ như đông máu, giảm tiểu cầu trong máu, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, suy chức năng gan... Không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống cúm như tamiflu cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
 
Với trẻ lớn có thể dùng dung dịch súc miệng thông thường hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh sạch đường hô hấp. Đối với trẻ nhỏ không tự súc miệng được, cha mẹ có thể cho con nằm ngửa cổ tối đa, rồi nhỏ mũi mỗi bên vài giọt nước muối sinh lý, làm sạch đường họng - mũi, giúp trẻ không bị bội nhiễm do vi khuẩn.
 
Khi trẻ bị sốt thường mất nước, cần bổ sung vitamin bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều sữa, nước hoa quả, oresol, giúp trẻ hồi phục nhanh... Để phòng bệnh cúm, cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin cúm, vệ sinh thân thể và đặc biệt giữ ấm và lau mồ hôi cho trẻ khi ngủ, nhất là vào thời điểm lúc nửa đêm, trẻ hay vã mồ hôi và lạnh ở gan bàn chân, rất dễ bị viêm đường hô hấp.
 
Theo BS. Lê Anh (Suckhoedoisong.vn)

tin liên quan

Bác sĩ tiêu hóa "mách nước" tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
Bác sĩ tiêu hóa "mách nước" tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, 80% khả năng miễn dịch phụ thuộc vào đường ruột. Khi đường ruột có vấn đề trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Cách sơ cứu khi gặp nạn nhân bị sét đánh
Cách sơ cứu khi gặp nạn nhân bị sét đánh
Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở, cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.
 
Bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết

(QBĐT) - Bác sỹ Nguyễn Viết Thái, Giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình (BVĐKKVBQB) thông tin: "Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận chăm sóc và điều trị trên 1.300 bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện tăng đột biến trong hai tháng 5 và 6. Cao điểm mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 60 ca mắc bệnh".