Bé thường xuyên bị nấc, vì sao?

  • 10:08, 05/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
 Bé nhà em thường xuyên bị nấc. Vì bé còn nhỏ quá nên em rất lo, không rõ vì sao bé nấc cụt như vậy? Có cách nào khắc phục không bác sĩ?
 
Đỗ Phương Thảo (Hà Nội)
 
Nấc cụt khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân gây nấc ở trẻ như: ăn quá nhiều, hớp phải quá nhiều không khí vào ruột (thường gặp ở trẻ bú bình), dị ứng, hen suyễn, gặp phải chất kích thích trong không khí, bị giảm nhiệt độ đột ngột (từ chỗ nóng vào phòng điều hòa lạnh), trào ngược dạ dày thực quản... Trong đó, nguyên nhân do các bà mẹ ép con ăn quá nhiều là rất phổ biến.
 
Để phòng nấc cụt cho trẻ, mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây khi cho bé ăn: Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn với lượng thức ăn quá nhiều. Khi cho con bú bình, nên giữ bé thẳng lưng, tốt nhất là ngả người một góc 35 - 45 độ, như vậy sẽ cho phép dòng sữa chảy qua thực quản một cách dễ dàng, đồng thời hạn chế việc bé bị “sặc”. Nếu bé có thể ngồi vững được, mẹ nên để bé ăn hoặc bú bình ở tư thế ngồi. Không bao giờ để bé vừa bú bình vừa ngủ. Bởi ngoài nguy cơ gây sâu răng, bé còn rất dễ bị nấc do sặc hoặc sữa chảy ra quá nhiều.
 
Trong khi cho bé ăn, mẹ có thể chủ động gây ợ cho bé bằng cách bế bé lên vai và nhẹ nhàng vỗ vào lưng, sau đó cho bé nghỉ ngơi vài phút để thức ăn đi xuống dạ dày rồi mới tiếp tục bữa ăn. Nếu bé nấc kéo dài nhiều giờ, trong nhiều ngày, nấc khiến bé không ăn không ngủ được, có kèm theo nôn thì mẹ nên cho bé đi khám nhé!
 
Theo BS. Nguyễn Thị Lý (Sức khỏe & Đời sống)

tin liên quan

Mẹo giúp bạn nhanh chóng xua tan mệt mỏi
Mẹo giúp bạn nhanh chóng xua tan mệt mỏi

Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng. Bạn sẽ cảm thấy khỏe, phấn chấn và lạc quan hơn, yêu thích công việc hơn.

Mè, dầu mè tốt cho người tăng huyết áp
Mè, dầu mè tốt cho người tăng huyết áp

Vừng tên khác là mè, chi ma, hắc chi ma, hồ ma, dầu ma, kén ma nga (Thái)... Tên khoa học: Sesamum indicum DC. Hạt được dùng làm thuốc.Có 2 loại hạt có màu đen và màu trắng ngà, y học phương đông ưa loại vừng đen (tên thuốc hắc chi ma) hơn.

[Infographics] Một số bệnh dễ mắc vào mùa mưa và cách phòng chống
[Infographics] Một số bệnh dễ mắc vào mùa mưa và cách phòng chống
Mùa mưa với đặc trưng không khí ẩm ướt và mưa nhiều tạo điều kiện cho sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại côn trùng cũng như vi khuẩn vì vậy điều này mà chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh.