5 cách nấu ăn giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên

  • 07:08, 27/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ẩm thực đóng một vai trò lớn trong kiểm soát huyết áp. Đặc biệt bạn có thể làm tăng huyết áp khi tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh và nhiều muối.
 
Các khâu để chuẩn bị các bữa ăn uống đều có thể chi phối số đo huyết áp, bao gồm khâu chọn những thực phẩm sẽ ăn, chuẩn bị bữa ăn và nấu các thực phẩm.
 
Dưới đây là 5 mẹo nấu ăn có thể giúp bạn giảm huyết áp một cách tự nhiên.
 
1. Cách nấu
 
Cách bạn nấu thức ăn có thể đóng vai trò trong chỉ số huyết áp. Để duy trì lượng chất dinh dưỡng trong rau quả, đun sôi là phương pháp nấu ăn tốt nhất. Rán chiên là phương pháp nấu ăn ít tốt nhất cho sức khỏe, vì nó làm cho thực phẩm có nhiều dầu mỡ hơn.
 
2. Mua sắm thực phẩm
 
Khi lựa chọn đúng cửa hàng tạp hóa, bạn hãy tránh những thức ăn đi kèm với nước sốt có sẵn. Những loại nước sốt đóng gói thường nhiều đường và chứa lượng muối cao gây hại cho huyết áp của bạn. Ngoài ra, hãy nên chọn thực phẩm tươi và chưa chế biến để kiểm soát được lượng muối thêm vào món ăn khi bạn chế biến.
 
3. Ăn uống
 
Khi ăn uống, bạn nên ăn nhiều loại rau cho bữa ăn của mình để tăng cường nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có thể làm giảm huyết áp.
 
4. Lưu trữ thực phẩm
 
Các loại rau tươi dự trữ càng lâu, càng có nhiều chất dinh dưỡng sẽ mất khi thời gian trôi qua. Rau tươi nên được tiêu thụ càng sớm càng tốt.
 
5. Chuẩn bị thức ăn
 
Trong quá trình chuẩn bị bữa ăn, bạn có thể để dư thừa nửa củ hành hoặc chanh. Thay vì để những thực phẩm còn lại ra ngoài trời, bạn nên bọc lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Theo TS.BS. Lê Thanh Hải (Suckhoedoisong.vn)/Theo Belmarra Health

tin liên quan

Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng
Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

(QBĐT) - Thời gian qua, Trung tâm Y tế TP. Đồng Hới đã triển khai và thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, từng bước nâng cao năng lực, chất lượng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở… Từ đó, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của ngành Y tế trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Chăm sóc trẻ mắc cúm đúng cách
Chăm sóc trẻ mắc cúm đúng cách

Nhà tôi có hai bé 5 tuổi và 3 tuổi rất hay mắc bệnh cúm. Tôi nên chăm sóc thế nào để con mau khỏi bệnh và tránh biến chứng.

 
Bác sĩ tiêu hóa "mách nước" tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
Bác sĩ tiêu hóa "mách nước" tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, 80% khả năng miễn dịch phụ thuộc vào đường ruột. Khi đường ruột có vấn đề trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.