Chữa đau nhức đầu bằng thực phẩm

  • 06:11, 19/11/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Đau đầu có nhiều nguyên nhân. Theo Đông y, đau đầu thường do “nội thương và ngoại cảm”. Nếu do nội thương phần nhiều do máu tuần hoàn lên não kém.
 
Đau đầu có nhiều nguyên nhân. Theo Đông y, đau đầu thường do “nội thương và ngoại cảm”. Nếu do nội thương phần nhiều do máu tuần hoàn lên não kém. Nếu do ngoại cảm thường do phong hàn và phong nhiệt là chính. Xin giới thiệu một số món ăn phòng trị đau đầu theo “đối chứng trị liệu”.
 
Ðau đầu do nội thương
 
Đau do thiếu máu não: Người bệnh có biểu hiện thường lúc đau lúc không, người hay bị mệt mỏi… Nên ăn vị bổ huyết tăng cường máu lên não như: giá đậu xào hẹ hoặc xào gan lợn, thịt bò; hoa lý xào thịt heo hoặc nấu canh; cải xoong xào thịt bò; bí đỏ hầm đậu phụng… Người bệnh cũng nên ăn các món bổ dưỡng như: hạt sen, ngó sen, táo, nhãn, dâu, na, măng cụt, bí đỏ, nấm mèo, thịt, cá, trứng, sữa, đậu mè…
 
Đau do âm hư hoả vượng: Người bệnh thường đau đầu vùng đỉnh, khi nắng nóng đau tăng, nên ăn vị bổ huyết thanh hỏa như:  đậu đen, mè đen, đậu xanh, đậu nành, đậu bắp... Tăng cường ăn rau củ quả tươi, uống nước sinh tố trái cây tươi như cam, chanh, bưởi...
 Canh bí đao,thịt vịt rất tốt cho người bị đau đầu do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm).
Canh bí đao,thịt vịt rất tốt cho người bị đau đầu do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm).
Ðau đầu do ngoại cảm
 
Đau do ngoại cảm phong hàn thường đau đầu kèm có ớn lạnh nghẹt mũi, sổ mũi: Nên ăn vị cay ấm giải biểu: Tốt nhất nên ăn rau kinh giới, tía tô, hành, kiệu, rau mùi, thì là, húng quế, các loại rau thơm. Nên ăn cháo giải cảm, cho hành, gừng tía tô, các món khác chế biến từ thịt, cá, rau, củ, quả đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu, ớt, tỏi… tăng thêm vị ấm…
 
Đau do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm): người bệnh thường biểu hiện mặt đỏ, miệng khô khát. Nên ăn vị bổ mát giải phong nhiệt, tiêu viêm như: giá đậu xào hẹ; rau má nấu canh thịt heo; rau diếp xốt cà chua; bí đỏ hầm đậu phụng; cháo vịt đậu xanh; canh bí đao thịt vịt… Các món chế biến từ rau đắng, cải xoong, rau diếp cá, tần ô, đậu xanh, đậu đen, rau củ quả tươi các loại… Nên uống nước mía, bột sắn dây, nước atisô, chanh, cam, bưởi, dưa hấu... Nếu sốt cao, nên uống bột sắn dây hoặc  nước sinh tố trái cây tươi.
 
Kiêng kỵ: Nếu đau đầu do nội thương, người nóng, tránh các thức ăn kích thích như: cà phê, thuốc lá, trà đặc…; Nếu đau đầu do âm hư hoả vượng, tránh các loại thức ăn mặn, khô, cay nóng...; Nếu đau đầu do ngoại cảm phong hàn, kiêng thức ăn nguội, sống, lạnh...; Nếu đau đầu do phong nhiệt (viêm nhiễm), tránh thức ăn mặn, cay, nóng như: tiêu ớt, cá khô, thịt cá kho mặn…
 
Theo Lương y: Minh Phúc (Sức khoẻ & Đời sống)
 

tin liên quan

Phát hiện 'hệ thống phòng thủ' vi khuẩn trong mũi người
Phát hiện 'hệ thống phòng thủ' vi khuẩn trong mũi người
Các nhà khoa học Mỹ khám phá ra một "hệ thống phòng thủ" chưa từng được biết đến ở mũi người có khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.
 
Hướng tới kiểm soát nguồn gốc, chất lượng trái cây
Hướng tới kiểm soát nguồn gốc, chất lượng trái cây

(QBĐT) - Trái cây là loại thực phẩm tươi, thời hạn sử dụng ngắn, nhưng ở các chợ trên địa bàn tỉnh ta, hầu hết mặt hàng này được bày bán rất dễ dãi. Đặc biệt, các chủng loại trái cây nhập ngoại tỉnh với số lượng nhiều, được bày bán tràn lan, khó kiểm soát thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và an toàn thực phẩm (ATTP). 

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới: Cập nhập kiến thức về bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới: Cập nhập kiến thức về bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

(QBĐT) - Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vừa tổ chức chương trình tập huấn nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS) cho đội ngũ cán bộ y tế.