Bệnh sởi đã xuất hiện tại tất cả các quận huyện của Hà Nội

  • 03:08, 08/08/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sỹ của bệnh viện đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc sởi rất nặng, trong đó có 2 trẻ 11 tháng tuổi là cặp song sinh đều mắc căn bệnh này, tiên lượng trong tình trạng xấu.
Bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đáng lưu ý, thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, bệnh sởi đang xuất hiện tại 30/30 quận huyện với 290 ca mắc. Các chuyên gia lo ngại nguy cơ bùng phát dịch sởi rất lớn.
 
Sáng 8-8, phó giáo sư Bùi Vũ Huy - Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, hai bé sinh đôi vào viện trong tình trạng sốt liên tục, kèm theo ho, đi ngoài... 
 
Đến ngày thứ tư, trên người hai bé xuất hiện ban đỏ trên toàn thân, ho tăng nhiều, ăn uống nôn chớ nhiều.
 
Hai bé có tiền sử sinh non ở tuần thứ 30 và nhẹ cân. 
 
Hai bé đã điều trị 5 ngày tại viện, nhưng do sức đề kháng trẻ yếu nên bệnh chưa thuyên giảm. 
 
Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận rải rác 34 ca mắc sởi trong tình trạng nặng. Đặc biệt, có những tháng ít có 2 bệnh nhân, nhiều có thể lên đến 8 bệnh nhân/tháng. 
 
Khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy, trong số bệnh nhân nhập viện, đa phần là trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng vắcxin phòng ngừa sởi.
 
Thời gian gần đây, bệnh sởi đang có xu hướng tăng nhanh tại Hà Nội.
 
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 5-8 đã có 290 trường hợp mắc sởi. So với năm ngoái số mắc sởi tăng gấp nhiều lần tuy chưa có trường hợp nào tử vong. 
 
Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, bệnh sởi có xu hướng tăng nhiều trong các tháng gần đây, bệnh nhân mắc sởi có ở  tại 30/30 quận huyện.
 
Các ca mắc bệnh sởi tập trung tại các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm... Nhóm mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (69%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. 
 
Theo các bác sỹ, số ca mắc sởi năm nay nặng hơn mức trung bình các năm trước khi nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, phải thở máy... Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch là rất đáng lo ngại./.
 
Theo THÙY GIANG (VIETNAM+) 

tin liên quan

4 phụ gia thực phẩm gây hại sức khỏe trẻ em
4 phụ gia thực phẩm gây hại sức khỏe trẻ em

Theo một nghiên cứu mới của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) công bố cuối tháng 7-2018 thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang phải đối mặt với nhiều loại phụ gia gây hại cho sức khỏe.

Những dịch bệnh thường gặp sau mưa, lũ và cách phòng chống
Những dịch bệnh thường gặp sau mưa, lũ và cách phòng chống

Sau mưa, lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, chất thải,… hòa vào dòng nước là nguy cơ và mầm mống tạo ra dịch bệnh với con người. Do đó, người dân vùng lũ cần nâng cao ý thức phòng, trị bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình./.

Tiếp nhận kỹ thuật điều trị và kiểm soát bệnh đau cột sống từ Bệnh viện châm cứu Trung ương
Tiếp nhận kỹ thuật điều trị và kiểm soát bệnh đau cột sống từ Bệnh viện châm cứu Trung ương

(QBĐT) - Vừa qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Bình phối hợp với Bệnh viện châm cứu Trung ương tổ chức khai mạc lớp tập huấn về công tác điều trị, kiểm soát bệnh đau cột sống theo Đề án 1816. Tham dự lớp tập huấn gồm có các bác sĩ của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và các bác sĩ đến từ khoa Đông y của 7 bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế.