Ứng dụng kỹ thuật mới trong ghép phổi từ người cho bị viêm gan C

  • 08:06, 16/06/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Thực trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng đã thôi thúc các bác sỹ tìm tòi cách thức để sử dụng các tạng nhiễm virus viêm gan C - căn bệnh truyền nhiễm đang ngày một phổ biến ở Mỹ, do hậu quả của cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid.
Lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh được đặt vào dụng cụ vô trùng trong 6 giờ. (Nguồn: ctvnews.ca)
Lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh được đặt vào dụng cụ vô trùng trong 6 giờ. (Nguồn: ctvnews.ca)
Một số bệnh viện ở Mỹ, đặc biệt là tại Boston, đã tiến hành ghép tạng từ nguồn cho bị nhiễm virus viêm gan C. Sau đó, những bệnh nhân vừa được cấy ghép sẽ phải nhanh chóng dùng thuốc để loại bỏ virus. Tuy nhiên, các bác sỹ Cananda đã sử dụng một kỹ thuật khác để loại bỏ virus viêm gan C ở các ca cấy ghép tạng.
 
Tại Hội nghị Viêm gan toàn cầu được tổ chức ở thành phố Toronto (Canada), ngày 14-6, các bác sỹ nước chủ nhà đã thông báo kết quả ban đầu từ việc thử nghiệm cấy ghép phổi từ những người cho tạng bị nhiễm virus viêm gan C.
 
Theo bác sỹ phẫu thuật Marcelo Cypel thuộc Bệnh viện đa khoa Toronto, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 10 bệnh nhân. Trước khi cấy ghép phổi cho các bệnh nhân, các bác sỹ đã đặt những lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh vào một dụng cụ vô trùng trong 6 giờ, sau đó, tiến hành xử lý những lá phổi này bằng thuốc để giảm thiểu lượng virus viêm gan C.
 
Dù biện pháp này không thể loại trừ hoàn toàn virus viêm gan C ra khỏi những lá phổi của người cho nhiễm bệnh như các bác sỹ mong muốn, song nó đã giúp giảm tới 85% lượng virus viêm gan C.
 
Sau quá trình cấy ghép, các bệnh nhân được nhận phổi sẽ được điều trị trong 12 tuần bằng một loại thuốc kết hợp sofosbuvir và velpatasvir, được biết đến với tên gọi Epclusa, để điều trị viêm gan C. Trung bình trong ba tuần điều trị, các bệnh nhân này được xét nghiệm âm tính với virus viêm gan C.
 
Bác sỹ Cypel khẳng định kết quả trên là đáng khích lệ. Theo đó, việc cho phép những người viêm gan C hiến tạng giúp tăng số lượng phổi có thể dùng để cấy ghép lên 1.000 lá phổi/năm, trong khi Canada và Mỹ có thể thực hiện mỗi năm khoảng 2.600 ca cấy ghép phổi./.
Theo TTXVN/VIETNAM+

tin liên quan

Bác sỹ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Nikkei châu Á
Bác sỹ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Nikkei châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 13-6, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec đã được nhận giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 23 trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại lễ trao giải diễn ra ở thủ đô Tokyo. 
 
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Ý thức người dân là quan trọng nhất
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Ý thức người dân là quan trọng nhất

(QBĐT) - Thời tiết nắng nóng trong mùa hè là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong những tháng cao điểm của mùa hè, bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã cung cấp cho bạn đọc Báo Quảng Bình những thông tin cần thiết trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Năm 2019 cả nước áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử
Năm 2019 cả nước áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử
Với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe từ lúc sinh ra đến lúc mất đi, Bộ Y tế đặt ra lộ trình thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử tại 8 tỉnh, thành từ tháng 1-2019, sau đó áp dụng trên toàn quốc từ tháng 7-2019.