Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Trung Quốc nhắm vào nông sản Mỹ để đáp trả chính sách thuế quan

  • 06:03, 04/03/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trung Quốc đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả trước việc Mỹ áp thuế nhập khẩu mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 4/3.
 
Trong thông báo đưa ra tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 10%, nâng lên 20%, đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
 
Theo Global Times, Trung Quốc đang nghiên cứu và xây dựng các biện pháp đáp trả phù hợp trước đe dọa tăng thêm thuế của Mỹ. Các biện pháp này có thể bao gồm cả thuế quan và phi thuế quan, trong đó hàng nông sản và thực phẩm của Mỹ gần như chắc chắn nằm trong danh sách.
 
Từ lâu, nông sản Mỹ đã trở thành mục tiêu để Trung Quốc áp thuế trả đũa mỗi khi có căng thẳng thương mại giữa hai nước. Kể từ khi Bắc Kinh áp thuế 25% đối với đậu nành, thịt bò, thịt lợn, lúa mì, ngô và lúa miến của Mỹ từ năm 2018 để trả đũa thuế quan, hàng Mỹ xuất sang Trung Quốc đã giảm mạnh nhưng vẫn là thị trường lớn nhất. Trong năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 29,25 tỷ USD nông sản Mỹ, giảm 14% so với năm trước đó và tiếp nối mức giảm 20% của năm 2023.
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Glendale, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Glendale, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà phân tích cho rằng, dù hành động cứng rắn nhưng Bắc Kinh vẫn hy vọng có thể đàm phán để tránh một cuộc thương chiến toàn diện. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc đàm phán thương mại sẽ sớm diễn ra.
 
Ông Wang Dong, Giám đốc điều hành Viện Hợp tác và Hiểu biết toàn cầu tại Đại học Bắc Kinh, nhận định xung đột thương mại Mỹ - Trung không hẳn là không tránh được nhưng quyết định áp thêm thuế của Tổng thống Trump vào lúc này sẽ gây phản tác dụng và Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ.
 
Trong diễn biến khác, ngày 3/3, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal đã lên đường sang Mỹ để xúc tiến đàm phán thương mại trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp dụng chính sách thuế mới đối với các đối tác thương mại, trong đó có Ấn Độ.
 
Theo ước tính của các nhà phân tích tại Citi Research, Ấn Độ có thể chịu thiệt hại khoảng 7 tỷ USD mỗi năm nếu bị Mỹ áp thuế. Vì vậy, các cuộc đàm phán của Bộ trưởng Goyal tại Mỹ được kỳ vọng sẽ giảm bớt căng thẳng thương mại và bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu Ấn Độ trong bối cảnh nguy cơ xung đột thương mại ngày càng gia tăng.
 
Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước của Thủ tướng Narendra Modi, hai nước đồng ý sẽ hoàn tất giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại song phương vào mùa thu năm nay nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2030.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Hàn Quốc đứng đầu về khách quốc tế đến Việt Nam
Hàn Quốc đứng đầu về khách quốc tế đến Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tạo dựng sản phẩm mới thu hút khách du lịch Việt Nam.

Tổng thống Ukraine bày tỏ sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Tổng thống Ukraine bày tỏ sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Ngày 2/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Phát biểu này được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Đài BBC (Anh) sau hội nghị thượng đỉnh các nước châu Âu về Ukraine được tổ chức tại London cùng ngày.

Mỹ cân nhắc ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine
Mỹ cân nhắc ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine

Truyền thông Mỹ dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét ngừng tất cả lô hàng viện trợ quân sự, cũng như cả việc hỗ trợ gián tiếp cho Ukraine sau cuộc hội đàm căng thẳng giữa ông chủ Nhà Trắng và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Washington ngày 28/2.