Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Khoảng 115.000 nhân viên y tế trên toàn cầu tử vong do COVID-19

  • 08:10, 23/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh rằng hơn 10 tháng kể từ khi vaccine COVID-19 đầu tiên được phê duyệt, vẫn còn hàng triệu nhân viên y tế chưa được tiêm chủng.
 
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 115.000 nhân viên y tế trên toàn cầu đã tử vong do đại dịch COVID-19 và kêu gọi các nhà lãnh đạo ưu tiên tiêm chủng cho những người ở tuyến đầu chống dịch.
 
Trong báo cáo được công bố mới nhất này, WHO cho rằng 3,45 triệu người đã tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021. Số người tử vong do COVID-19 hiện có thể lên tới 5 triệu ca.
 
Trong số 135 triệu nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe, WHO cho biết ước tính rộng hơn là khoảng 80.000 đến 180.000 nhân viên có thể đã hy sinh vì COVID-19 trong khoảng thời gian đó.
 
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết khoảng 40% nhân viên y tế trên toàn cầu được tiêm chủng đầy đủ, nhưng nhấn mạnh sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia thu nhập cao và thu nhập thấp.
 
Đáng chú ý, tại châu Phi, cứ 10 nhân viên y tế thì chưa đến một người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, ở hầu hết các nước có thu nhập cao, với hơn 80% nhân viên y tế được tiêm chủng đầy đủ.
 
Ông Tedros nhấn mạnh rằng hơn 10 tháng kể từ khi vaccine COVID-19 đầu tiên được phê duyệt, vẫn còn hàng triệu nhân viên y tế vẫn chưa được tiêm chủng. Trong đó, các quốc gia giàu có đã tiêm gần một nửa số mũi tiêm nhắc lại so với tổng số vaccine được tiêm ở các quốc gia nghèo hơn.
 
WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số mỗi quốc gia với ít nhất một liều vào cuối năm 2021, nhưng các quan chức cảnh báo rằng tại 82 quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi, có nguy cơ không hoàn thành được mục tiêu này do nguồn cung không đủ./.
 
Theo Bùi Đại Thắng (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Bầu cử Đức : Đức sẽ có Thủ tướng mới vào đầu tháng 12
Bầu cử Đức : Đức sẽ có Thủ tướng mới vào đầu tháng 12
Tổng Thư ký FDP Volker Wissing cho biết liên minh ba bên sẽ thành lập chính phủ mới vào tuần thứ hai của tháng 12, trong đó Thủ tướng mới là ông Olaf Scholz sẽ được bầu trong tuần từ ngày 6-12.
 
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang mới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang mới
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, năm 2020, chi tiêu quân sự tính theo tỷ lệ phần trăm GDP tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 và hiện đạt khoảng 2.000 tỷ USD/năm.
 
Nhật Bản sống chung an toàn với COVID-19: Chìa khóa kiềm chế dịch
Nhật Bản sống chung an toàn với COVID-19: Chìa khóa kiềm chế dịch
Theo các chuyên gia, nhân tố đầu tiên nhưng quan trọng nhất dẫn tới sự thành công của Nhật Bản trong việc phòng chống dịch COVID-19 là ý thức phòng dịch của toàn xã hội.