Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Afghanistan có thể rơi vào cảnh cạn kiệt lương thực từ tháng 9

  • 06:08, 25/08/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các cơ quan Liên hợp quốc cảnh báo Afghanistan sẽ bị cạn kiệt lương thực từ tháng 9 nếu như không có nguồn quỹ hỗ trợ khẩn cấp. 
Những người bị mất nhà cửa phải sống trong trại tị nạn Haji ở Kandahar, Afghanistan, đầu tháng 8. Ảnh: Unicef
Những người bị mất nhà cửa phải sống trong trại tị nạn Haji ở Kandahar, Afghanistan, đầu tháng 8. Ảnh: Unicef
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23-8 cho hay việc sân bay Kabul dừng đón máy bay thương mại đã làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hàng thiết yếu. Trong cuộc họp báo chiều 24-8 (theo giờ Việt Nam), WHO cảnh báo nguồn cung thiết bị y tế tại Afghansitan chỉ còn đủ dùng trong 1 tuần.
 
Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) - tổ chức cung cấp thực phẩm bằng đường bộ - cho biết Afghanistan đang nhận tiếp tế thông qua bốn tuyến cung cấp khác nhau tại thời điểm này, nhưng có thể bắt đầu cạn kiệt vào tháng tới.
 
Andrew Patterson, Phó Giám đốc WFP tại Afghanistan, cho biết họ đang vận chuyển thực phẩm thông qua các tuyến đường nhân đạo qua Uzbekistan, Pakistan và Turkmenistan. Theo ông, họ cần bổ sung thêm 54.000 tấn lương thực để giúp người Afghanistan vượt qua được năm 2021. 
 
Ông Patterson cho biết, do vậy, WFP cần 200 triệu USD để mua thực phẩm cho 20 triệu người dân mà họ ước tính sẽ cần đến chúng. Gần 18,5 triệu người - tức 1/2 dân số quốc gia Nam Á này - đang sống phụ thuộc vào cứu trợ và các trận hạn hán gần đây sẽ khiến tình hình leo thang hơn nữa. 
 
Tiến sĩ Richard Brennan, người phụ trách uỷ ban khẩn cấp của Who tại khu vực, nhấn mạnh rằng: “Trong khi mọi con mắt đều hướng về phía những người được giải cứu và các máy bay rời đi, chúng tôi cần có nguồn tiếp tế để giúp đỡ những người bị bỏ lại phía sau”. 
 
WHO đang kêu gọi các máy bay giải cứu khi trên đường đến Afghanistan thì hãy chuyển hướng tới nhà kho của tổ chức này tại Dubai để chở hàng thiết yếu trước rồi mới đón người sơ tán. 
 
Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế cho hay người dân Afghanistan đang phải đối mặt với mối đe doạ nhân ba từ tình trạng bất ổn chính trị, mất an ninh lương thực và đại dịch COVID-19. 
 
Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) Henrietta Fore cho biết gần 10 triệu trẻ em trên khắp Afghanistan đang cần hỗ trợ nhân đạo, 1 triệu em có thể tử vong do không được điều trị và tình hình sẽ còn xấu hơn nữa. 
 
Đầu năm 2021, 1/3 dân số Afghanistan phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, trong khi một nửa trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. 
 
Trước khi Taliban giành quyền kiểm soát, đất nước Nam Á này đang rất cần cứu trợ do ảnh hưởng từ trận hạn hán nghiêm trọng thứ hai trong vòng ba năm. Gần 40% mùa màng ở đây đã bị mất trắng vì khô hạn trong năm nay. 
 
Theo Hoàng Trang/Báo Tin Tức

tin liên quan

Pfizer phát triển vaccine COVID-19 đặc trị biến thể Delta
Pfizer phát triển vaccine COVID-19 đặc trị biến thể Delta

Sau khi vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech được cấp phép đầy đủ, các nhà nghiên cứu của hãng Pfizer đang khẩn trương phát triển loại vaccine khác đặc trị biến thể Delta dễ lây nhiễm. 

Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Đức nêu kế hoạch 5 điểm
Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Đức nêu kế hoạch 5 điểm

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 về vấn đề Afghanistan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đưa ra kế hoạch 5 điểm nhằm giải quyết trước mắt những vấn đề đang đặt ra ở quốc gia Tây Nam Á này.

Thế giới có trên 190 triệu người mắc COVID-19 đã bình phục
Thế giới có trên 190 triệu người mắc COVID-19 đã bình phục

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 23-8 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận hơn 212 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,4 triệu ca tử vong. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 190 triệu bệnh nhân bình phục và vẫn còn hơn 17,9 triệu người đang được điều trị.