Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Lãnh đạo EU tiếp tục bất đồng về kế hoạch hồi phục hậu dịch COVID-19

  • 08:07, 20/07/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà lãnh đạo EU đang tìm cách phá vỡ thế bế tắc tiếp diễn sau 3 ngày nhóm họp thượng đỉnh liên quan đến gói cứu trợ khổng lồ sau đại dịch COVID-19.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tối 19-7 theo giờ địa phương, các nhà lãnh đạo EU đã có buổi ăn tối làm việc nhằm tìm cách phá vỡ thế bế tắc tiếp diễn sau 3 ngày nhóm họp thượng đỉnh liên quan đến gói cứu trợ khổng lồ sau đại dịch COVID-19.
 
Hãng tin AFP cho hay Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã đưa ra đề xuất cuối cùng về kế hoạch phục hồi trị giá 750 tỷ euro trong bối cảnh có nhiều quan ngại rằng hội nghị sẽ đổ vỡ mà không đạt được thỏa thuận. Theo đó, ông Michel đề xuất giảm ngân sách cho khoản hỗ trợ từ 500 tỷ euro ban đầu xuống còn 400 tỷ euro và nâng mức cho vay trong kế hoạch từ 250 tỷ euro lên 350 tỷ euro.
 
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Michel đã nhắc nhở các lãnh đạo EU về mức độ thiệt hại tồi tệ về con người do đại dịch COVID-19 gây ra, với 600.000 người đã tử vong, trong đó 200.000 người ở châu Âu. Ông cũng hối thúc các nhà lãnh đạo EU cùng nhau hoàn tất "nhiệm vụ bất khả khi." Theo ông, vấn đề đặt ra là "liệu 27 lãnh đạo EU, chịu trách nhiệm vì người dân châu Âu, có năng lực xây dựng sự đoàn kết và tin tưởng ở châu Âu hay sẽ phơi bày một châu Âu yếu đuối, bị hủy hoại bởi sự mất lòng tin."
 
Tuy nhiên, trợ lí cấp cao của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết, nhóm "Frugals," gồm Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch và Phần Lan, hiện chỉ sẵn sàng chấp nhận khoản hỗ trợ tối đa là 350 tỷ euro, thậm chí là có điều kiện.
 
Bữa tối làm việc diễn ra sau hơn 7 giờ các nhà lãnh đạo EU thay đổi lịch trình tổ chức phiên họp toàn thể. Theo đó, các hội nghị theo nhóm nhỏ được tổ chức trong cả ngày. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel, với sự trợ giúp của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã tìm cách thuyết phục các nước thỏa hiệp, song tiến triển đạt được là rất chậm./.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

tin liên quan

Ấn Độ theo dõi 7 công ty Trung Quốc có liên quan tới quân đội
Ấn Độ theo dõi 7 công ty Trung Quốc có liên quan tới quân đội
Nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đang theo dõi 7 công ty, bao gồm Huawei, Alibaba, Xindia Steels, Xinxing Cathay, Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc, Tencent và tập đoàn ôtô SAIC.
 
Dịch COVID-19: Mỗi ngày Brazil có khoảng 1.300 ca tử vong
Dịch COVID-19: Mỗi ngày Brazil có khoảng 1.300 ca tử vong
Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn của WHO, Tiến sỹ Mike Ryan, cho biết số ca nhiễm mới tại Brazil hiện ở mức 40.000 đến 45.000 mỗi ngày, trong khi số ca thiệt mạng mỗi ngày khoảng 1.300 ca
 
Kinh tế Mỹ sụt giảm 37% vì đại dịch COVID-19
Kinh tế Mỹ sụt giảm 37% vì đại dịch COVID-19
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngoài sức tưởng tượng, khi đánh giá mới nhất của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế thế giới đã sụt giảm tới 37% trong quí II/2020 và 6,6% cho cả năm nay.