Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

NATO bác bỏ quan điểm của Tổng thống Pháp về tương lai của khối

  • 03:11, 15/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Hồi đầu tháng 11 vừa qua, Tổng thống Pháp Macron đã làm "dậy sóng" giới chóp bu phương Tây khi cho rằng NATO đang "chết não" - ám chỉ trong tình trạng tê liệt.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 14-11. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 14-11. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thủ đô Washington ngày 14-11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã bác bỏ phát biểu gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng NATO đang trải qua giai đoạn "chết não."
 
Ông Stoltenberg nhấn mạnh: "NATO đang vững mạnh và đã thực thi một cơ chế phòng thủ tập thể lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. NATO đang mạnh hơn và linh hoạt hơn so với cách đây nhiều năm."
 
Ông Stoltenberg cũng hạ thấp những lo ngại về tương lai của NATO trong bối cảnh những vấn đề như chia sẻ gánh nặng tài chính, vấn đề Iran, các chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria đang làm cho các thành viên của liên minh quân sự này đối đầu với nhau. Ông khẳng định: "Chúng tôi khác biệt, nhưng có thể đoàn kết quanh sự nghiệp chung của chúng tôi là bảo vệ lẫn nhau."
 
Theo thông cáo báo chí của NATO, ông Stoltenberg đã cam kết với Tổng thống Trump rằng Canada và các nước thành viên châu Âu sẽ tăng chi tiêu quốc phòng.
 
Hồi đầu tháng 11 vừa qua, Tổng thống Pháp Macron đã làm "dậy sóng" giới chóp bu phương Tây khi cho rằng NATO đang "chết não" - ám chỉ trong tình trạng tê liệt, do sự thiếu phối hợp giữa châu Âu và Mỹ cũng như những hành động gây hấn ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên quan trọng trong NATO.
 
Tổng thống Macron cho rằng: "Châu Âu có khả năng tự vệ, thậm chí có thể làm bất cứ điều gì nếu thúc đẩy phát triển khả năng phòng thủ."
 
Ngoài ra, Tổng thống Pháp cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc theo đuổi mối quan hệ hữu nghị và nối lại đối thoại chiến lược với Nga. Ông tin rằng để thiết lập lại ổn định ở châu Âu và xây dựng lại khả năng tự chủ chiến lược, các nước thành viên cần cân nhắc lại lập trường với Nga./.
 
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Mỹ: Hạ viện bắt đầu phiên điều trần cuộc điều tra luận tội Tổng thống
Mỹ: Hạ viện bắt đầu phiên điều trần cuộc điều tra luận tội Tổng thống
Ngày 13-11, cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển sang một bước quan trọng khi các nghị sỹ bắt đầu phiên điều trần công khai được truyền hình trực tiếp đầu tiên.
 
Mỹ có thể linh hoạt quy mô hoạt động quân sự tại Hàn Quốc
Mỹ có thể linh hoạt quy mô hoạt động quân sự tại Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết: "Chúng tôi sẽ thay đổi quy mô tập trận chung, có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào đòi hỏi của ngoại giao."

Nhật Bản: Phạt nặng cơ sở có thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn
Nhật Bản: Phạt nặng cơ sở có thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn
Chính phủ Nhật Bản ngày 12-11 đã công bố các quy định trừng phạt nặng hơn với các công ty và nghiệp đoàn có thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài bỏ trốn nhằm hạn chế tình trạng thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi làm việc.