Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Chuyên gia luật quốc tế lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

  • 04:10, 09/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông là không có giá trị pháp lý và những hành động đơn phương của nước này tại Biển Đông là không chính đáng.

Mộc bản triều Nguyễn về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Mộc bản triều Nguyễn về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Thế giới. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 8-10, chuyên gia luật hàng hải quốc tế, đồng thời là luật sư người Bỉ Bernard Insel, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels về các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.

Luật sư Bernard Insel khẳng định, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông là không có giá trị pháp lý và những hành động đơn phương của nước này tại Biển Đông là không chính đáng.

Theo luật sư Insel, Tòa trọng tài tại La Haye (Hà Lan) năm 2016 đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường 9 đoạn” ở Biển Đông và những yêu sách phi lý của Trung Quốc không có khả năng làm thay đổi bản chất khu vực hàng hải này căn cứ theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Ông nhấn mạnh Biển Đông là vùng biển có tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới nên vùng biển này có vai trò chiến lược với nhiều quốc gia và khu vực.

Các hoạt động ở Biển Đông phải dựa trên các nguyên tắc tự do hàng hải cũng như các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế về biển.

Nhận định của luật sư Insel được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng gia tăng căng thẳng trên Biển Đông thời gian gần đây do Trung Quốc có các hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế; vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như cản trở các hoạt động dầu khí hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác, đặc biệt là việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vào EEZ của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính.

Theo Kim Chung (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề chất thải hạt nhân
LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề chất thải hạt nhân

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng sự an toàn là mối quan tâm lớn của cộng đồng, đặc biệt sau khi xảy ra sự cố điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, và nỗi lo sợ chủ nghĩa khủng bố.

Đức cảnh báo về một làn sóng người tị nạn mới lớn hơn hồi 2015
Đức cảnh báo về một làn sóng người tị nạn mới lớn hơn hồi 2015

Bộ trưởng Seehofer cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần có thêm nhiều hành động hơn để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn người tị nạn tìm cách vượt biển tới Hy Lạp.

Bầu cử Mỹ 2020: Những thách thức mà ứng cử viên Biden phải đối mặt
Bầu cử Mỹ 2020: Những thách thức mà ứng cử viên Biden phải đối mặt

Ông Joe Biden gặp thách thức khi Tổng thống Trump yêu cầu điều tra các hoạt động của ông trong khi ứng viên Warren đang bắt kịp và thậm chí vượt ông trong một số cuộc thăm dò gần đây.