Quốc tế
icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước INF về kiểm soát vũ khí

  • 08:08, 03/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) về kiểm soát các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn, sau khi nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2-8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nước này chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Trong một tuyên bố, ông Pompeo nhấn mạnh: "Mỹ sẽ không là thành viên của một hiệp ước bị Nga vi phạm trắng trợn". Theo ông Pompeo, việc Nga vi phạm hiệp ước INF và triển khai các hệ thống tên lửa đã đe dọa trực tiếp đến Mỹ và các nước đồng minh.

INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8-12-1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km).

Tuy nhiên, vào tháng 10-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa Novator 9M729. Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy Novator 9M729, đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF.

Theo Vi Diệu (Vietnam+)

tin liên quan

Quan chức Mỹ lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Quan chức Mỹ lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Risch cũng cho rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực, đặc biệt các nước thành viên ASEAN, phải sát cánh bên nhau và đứng vững trước sự cưỡng ép của Trung Quốc.

Ấn Độ kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông
Ấn Độ kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Ông Raveesh Kumar cũng bày tỏ hy vọng luật pháp quốc tế được tuân thủ khi Ấn Độ tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng biển này.

Chuyên gia quốc tế lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông tại hội thảo CSIS
Chuyên gia quốc tế lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông tại hội thảo CSIS

Giáo sư về quản lý chính sách ở Đại học Keio, ông Toshihiro Nakayama cho biết Nhật Bản là nước "rất dễ bị tổn thương" trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông.