icon facebook Facebook icon phone Liên hệ
icon category Chuyên mục

Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào?

  • 07:06, 30/06/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tại Điều 7, Luật Phòng thủ dân sự. Cụ thể như sau:
 
1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
 
2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
 
a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
 
b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
 
c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
 
d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự. 
Ảnh minh họa/qdnd.vn
Ảnh minh họa/qdnd.vn
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
 
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
 
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
 
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
 
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi chống mệnh lệnh trong Quân đội?
 
Tại Điều 15 Thông tư số 143/2023/TT-BQP ngày 27/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể như sau:
 
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao thì bị kỷ luật cảnh cáo.
 
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
 
a) Là chỉ huy;
 
b) Lôi kéo người khác tham gia;
 
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
 
d) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
 
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Báo QĐND

tin liên quan

Tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới
Tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

(QBĐT) - Ngày 28/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức các hội nghị sơ kết công tác biên phòng, công tác Đảng, công tác chính trị 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tổng duyệt lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Tổng duyệt lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(QBĐT) - Ngày 28/6, Công an TP. Đồng Hới tổ chức tổng duyệt lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Đồng chí đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo buổi tổng duyệt.

Thi đua lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
Thi đua lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

(QBĐT) - Ngày 28/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và dự báo nhiệm vụ năm 2025.