(QBĐT) - Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Quảng Bình lại tất bật chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm; sắm mâm cỗ, mua vàng mã, cá chép, hương, hoa... để tiễn ông Táo về chầu trời. Đây cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về tụ họp, đoàn viên để chuẩn bị chào đón năm mới sắp đến.
Theo truyền thống, vào hôm nay, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, nhiều người dân thường tranh thủ mua sắm chuẩn bị mâm cỗ cúng để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. 23 tháng Chạp năm nay lại rơi vào ngày thứ 6 gần cuối tuần nên ngay từ sáng sớm, không khí mua bán ở chợ Đồng Hới trở nên tấp nập, đông vui.
Khoảng 7h sáng, đã rất đông người tiêu dùng ghé chợ Đồng Hới để mua sắm chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo
Theo tín ngưỡng dân gian, cá chép là phương tiện để đưa các Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Vì vậy, trong nhiều gia đình, lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu những con cá chép vàng, cá chép đỏ. Theo ghi nhận của phóng viên tại chợ Đồng Hới, khung cảnh mua sắm ngày này vô cùng tấp nập.
Không chỉ riêng khu vực bán cá chép, một số khu vực khác bán hoa quả hay vàng mã cũng rất đông khách.
Từ ngày ông Công ông Táo đến Tết chỉ còn một tuần. Vì vậy, chắc chắn trong vài ngày tới, không khí mua sắm sẽ còn nhộn nhịp hơn từng ngày.
Một số hình ảnh phóng viên Báo Quảng Bình điện tử ghi lại vào sáng nay, 17-1 (tức 23 tháng Chạp), tại chợ Đồng Hới:
Mặt hàng được quan tâm nhiều nhất là các loại cá chép vàng, chép đỏ
Rất nhiều điểm bán hoa tươi tự phát mở bán ngày 23 tháng Chạp tại các chợ Đồng Hới để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Các mặt hàng khác như hương, cát trắng... cũng khá nhiều khách mua
(QBĐT) - Tiếng đàn ấy vừa hoang sơ, bí ẩn như những cánh rừng đại ngàn sâu thẳm, vừa dung dị, mộc mạc như nụ cười tỏa nắng của những cô gái Khùa trên nương…
(QBĐT) - Từ trên đỉnh dốc cao của đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây phóng tầm mắt xuống trung tâm xã Trường Sơn (Quảng Ninh), các cụm thôn bản nằm dọc hai bên thượng nguồn sông Long Đại mang cảm giác thanh bình. Cứ khoảng độ cuối tháng mười một, đầu tháng Chạp Âm lịch, người dân Trường Sơn lại xuống đồng canh tác vụ đông-xuân. Vào mùa gieo hạt, những cánh đồng đỏ màu phù sa ven sông ấy đông vui như trẩy hội.