Những điểm mới của Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy

  • 07:05, 28/05/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
 
Bổ sung đối tượng, hình thức xử phạt bổ sung
 
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết,  Nghị định số 106/2025/NĐ-CP bổ sung đối tượng để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) và thực tiễn, cụ thể: Các đơn vị phụ thuộc Hợp tác xã (Văn phòng, Chi nhánh hợp tác xã); tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Thương mại; cơ quan nhà nước; ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình ban quản trị, có tư cách pháp nhân; tổ chức được giao trực tiếp quản lý cơ sở theo quy định tại Luật PCCC và CNCH.
 
Bên cạnh đó, bổ sung quy định về hình thức xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động có thời hạn” đối với các hành vi có nguy cơ trực tiếp gây ra cháy, nổ (khoản 6, Điều 18, khoản 11, Điều 20, khoản 8, Điều 21, khoản 6, Điều 23, khoản 6, Điều 24, khoản 8, Điều 25).
Nghị định cũng bổ sung 7 Điều mới để phù hợp với Luật PCCC và CNCH hiện nay, cụ thể:
 
- Điều 19 quy định về lưu thông phương tiện PCCC và CNCH và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy để đáp ứng yêu cầu công tác PCCC và CNCH đối với các phương tiện PCCC và CNCH, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy phải được cấp giấy phép lưu thông trước khi đưa ra thị trường hoạt động, sử dụng.
 
- Điều 20 quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện PCCC và CNCH.
 
- Điều 21 quy định về sử dụng phương tiện PCCC và CNCH.
 
- Điều 22 quy định về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
 
- Điều 23 quy định về thông gió, chống khói.
 
- Điều 38 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 126/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử) để bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH và Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH.
 
- Điều 37 quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp của quy định của Luật PCCC và CNCH.
 
Nghị định bổ sung 1 khoản quy định tại 11 Điều (Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 20, 21, 23 và Điều 25) đối với các hành vi vi phạm khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Nâng mức xử phạt cao đối với một số hành vi có tính chất nghiêm trọng và có nguy cơ trực tiếp gây ra cháy nổ
 
Điểm mới khác của Nghị định là nâng mức phạt tiền các hành vi tại Nghị định để phù hợp với công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới, có một số hành vi phạt tiền tối đa theo quy định của Luât xử lý vi phạm hành chính, trong đó tập trung nâng mức xử phạt cao đối với một số hành vi có tính chất nghiêm trọng và có nguy cơ trực tiếp gây ra cháy nổ, không bảo đảm điều kiện để phát hiện và tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, như: 
 
(1) Vi phạm trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.
 
(2) Hành vi vi phạm liên quan đến trang bị, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH.
 
(3) Thành lập và duy trì Đội PCCC và CNCH cơ sở, Đội PCCC và CNCH chuyên ngành.
 
(4) Hành vi liên quan đến cháy lan.
 
 (5) Hành vi liên quan đến thoát nạn.
 
(6) Hành vi liên quan đến không tự kiểm tra về PCCC… Đối với các hành vi không trực tiếp là nguyên nhân gây ra cháy, nổ, cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định chỉ nâng nhẹ mức phạt tiền tại các hành vi này.
 
Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, việc nâng mức phạt tiền là bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm của các hành vi tại Nghị định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 
 
Đồng thời nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa vi phạm và quan trọng hơn là nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC và CNCH góp phần bảo đảm an ninh trật tự nói chung, giảm số vụ vi phạm quy định về PCCC và CNCH qua đó kiềm giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
 
Ngoài ra, bãi bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND cấp huyện và Trưởng Công an huyện cho phù hợp với mô hình tổ chức mới.
Theo Chinhphu.vn

tin liên quan

Phát hiện 2 cơ sở kinh doanh thuốc tây không phép với hơn 5.000 sản phẩm
Phát hiện 2 cơ sở kinh doanh thuốc tây không phép với hơn 5.000 sản phẩm

(QBĐT) - 2 cơ sở kinh doanh thuốc tây hoạt động không phép và có hơn 5.000 sản phẩm, với 100 loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh phát hiện, xử lý.

Cần xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật khi tham gia giao thông
Cần xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật khi tham gia giao thông

(QBĐT) - Bất chấp biển cấm, phớt lờ quy định, nhiều người dân ngang nhiên quay đầu xe, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều... trên Quốc lộ 1, đoạn qua các xã Thanh Trạch, Đồng Trạch (Bố Trạch). 

Tuổi trẻ Quảng Bình phát huy vai trò trong xây dựng văn hóa pháp luật
Tuổi trẻ Quảng Bình phát huy vai trò trong xây dựng văn hóa pháp luật

(QBĐT) - Thời gian qua, tuổi trẻ Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.