![]() |
Chiêu trò lừa đảo nhắm vào người sử dụng điện thoại thông minh
(QBĐT) - Ai cũng có thể là nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi trên không gian mạng hoặc tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là khi mỗi chúng ta đều có trong tay chiếc điện thoại thông minh, nhưng lại chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để nhận diện, phòng ngừa hiệu quả.
Nghỉ hưu, có nhiều thời gian hơn trong cuộc sống, bà Lê Thị Duyên, trú tại xã Quang Phú (TP. Đồng Hới) lựa chọn làm bạn với chiếc điện thoại thông minh để giải trí. Thông qua ứng dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, hàng ngày, bà có thể trao đổi, trò chuyện với bạn bè, người thân với nhiều tính năng, tiện ích… Nhưng điều mà bà Duyên không hề nghĩ đến là những rủi ro có thể xảy ra khi thông tin cá nhân của mình bị lộ lọt và trở thành đích ngắm của các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội.
Bà Lê Thị Duyên cho biết: Từ cuộc gọi của một người lạ thông báo số điện thoại của tôi sẽ bị cắt và yêu cầu bấm phím 2 để có người hỗ trợ. Thực hiện xong theo hướng dẫn thì cuộc gọi được chuyển tiếp đến một người khác và nội dung trao đổi cũng tương tự, chờ người hỗ trợ xử lý. Sau đó, cuộc gọi được chuyển cho một người khác thông báo là tôi có một tài khoản ngân hàng tại Đà Nẵng và có một khoản tiền rất lớn nghi là có liên quan đến vụ án mua bán ma túy xuyên quốc gia.
Đối tượng yêu cầu kết nối zalo và thực hiện cuộc gọi bằng hình ảnh, lúc này bà Duyên thấy có hình ảnh cán bộ Công an đang ngồi làm việc. Cuộc gọi lại chuyển qua người cán bộ Công an này rồi dẫn dụ, đe dọa và yêu cầu bà Duyên phải hợp tác với cơ quan điều tra do nghi ngờ bà liên quan đến vụ án ma túy. Đối tượng yêu cầu bà phải tuyệt đối giữ bí mật, vì trong quá trình điều tra nên phải làm việc với cá nhân trước và sau đó sẽ đưa về Công an địa phương. Trước mắt là cần xác minh tài chính, nếu không phát hiện vấn đề gì sẽ trả lại. Tin lời của đối tượng, bà Duyên đã đi rút 4 sổ tiết kiệm của mình để chuyển số tiền mặt 407 triệu đồng vào tài khoản do các đối tượng gửi qua tin nhắn.
Trường hợp chị Trần Thị Hương, trú tại TP. Đồng Hới là một nạn nhân tương tự của chiêu trò lừa đảo tinh vi. Sau khi đặt mua đơn hàng trên mạng, chị Hương nhận được yêu cầu của một người tự xưng đơn vị giao hàng là phải thanh toán trước khoản dịch vụ giao hàng với số tiền 14.000đ. Sau khi chuyển khoản thanh toán số tiền dịch vụ giao hàng theo yêu cầu thì đối tượng thông báo là chị chuyển nhầm tài khoản và gửi một đường link rồi yêu cầu chị Hương truy cập vào để thanh toán lại.
Để tạo tâm lý lo lắng và ép buộc chị Hương thực hiện các nội dung yêu cầu, đối tượng đã nhiều lần gọi điện thông báo về việc truy cập đường link và soạn tin nhắn hủy hồ sơ đơn hàng; nếu không thực hiện, mỗi tháng, số tiền hiện có trong ngân hàng của chị Hương sẽ bị hệ thống trừ tự động từ 80 hoặc 100 triệu đồng. Lo sợ bị trừ tiền, chị Hương đã đến rút toàn bộ số tiền trong ngân hàng và để vào tài khoản cá nhân. Vài ngày sau, đối tượng lại tiếp tục gọi điện thúc ép, dẫn dụ và đưa số tài khoản 107002997954-PVComBank mang tên HUYNH NGOC LIEN. Lúc đó, chị Hương không hề nhận thức được sự việc bị lừa nên đã chuyển 2 lần với tổng số tiền là 830 triệu đồng.
Mặc dù lực lượng Công an đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người đã tự biến mình thành nạn nhân của loại tội phạm này. Đa số nạn nhân mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến là những người cao tuổi, phụ nữ, người dân ở vùng nông thôn nhận thức, trình độ công nghệ thông tin hạn chế. Chúng đã lợi dụng tâm lý sợ hãi, mất cảnh giác của người dân để chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt khi gần đây, lợi dụng một số cơ quan Nhà nước và Bộ Công an đang triển khai một số phần mềm dịch vụ công trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã tạo và sử dụng ứng dụng mạo danh các cơ quan Nhà nước, như: Kê khai thuế, VNeID, dịch vụ công… để lừa đảo chiếm quyền sử dụng điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Trung tá Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh cho biết, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một vật bất ly thân đối với mỗi người, bởi vì nó chứa rất nhiều thông tin quan trọng, như: Tài khoản ngân hàng, hình ảnh cá nhân, tin nhắn riêng tư, mật khẩu… Và gần như mỗi người đều có từ 1-2 tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok hoặc có cài ứng dụng tài khoản trực tuyến... Mọi thao tác liên quan đến các giao dịch tài chính, mua bán cũng được thực hiện ngay trên chiếc điện thoại thông minh cá nhân, trong khi đó, nhiều người dùng lại không hiểu rõ cách bảo vệ dữ liệu cá nhân, dễ bị lừa bởi các hình thức, như: Giả mạo ngân hàng, phishing, lừa đảo qua mạng xã hội...
Mọi người đều có thể sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh cùng với những ứng dụng, tiện ích của nó trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng để tránh bị lừa đảo hoặc phòng ngừa đối tượng xấu đánh cắp thông tin thì dường như chưa mấy ai quan tâm. Khi mọi thông tin, hình ảnh cá nhân đều được đăng công khai trên mạng xã hội và chỉ khi cá nhân mình trở thành nạn nhân thì đã muộn. Do vậy, nếu bạn đang dùng điện thoại thông minh, hãy dành thời gian tìm hiểu, tự trang bị cho mình kỹ năng phòng ngừa mà cơ quan chức năng thường xuyên cảnh báo và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, các thông báo từ điện thoại của mình cho bất kỳ ai. Đây là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả nhất mà ai cũng dễ dàng thực hiện.
Trần Tuấn
(QBĐT) - Ai cũng có thể là nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi trên không gian mạng hoặc tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là khi mỗi chúng ta đều có trong tay chiếc điện thoại thông minh, nhưng lại chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để nhận diện, phòng ngừa hiệu quả.
Nghỉ hưu, có nhiều thời gian hơn trong cuộc sống, bà Lê Thị Duyên, trú tại xã Quang Phú (TP. Đồng Hới) lựa chọn làm bạn với chiếc điện thoại thông minh để giải trí. Thông qua ứng dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, hàng ngày, bà có thể trao đổi, trò chuyện với bạn bè, người thân với nhiều tính năng, tiện ích… Nhưng điều mà bà Duyên không hề nghĩ đến là những rủi ro có thể xảy ra khi thông tin cá nhân của mình bị lộ lọt và trở thành đích ngắm của các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội.
Bà Lê Thị Duyên cho biết: Từ cuộc gọi của một người lạ thông báo số điện thoại của tôi sẽ bị cắt và yêu cầu bấm phím 2 để có người hỗ trợ. Thực hiện xong theo hướng dẫn thì cuộc gọi được chuyển tiếp đến một người khác và nội dung trao đổi cũng tương tự, chờ người hỗ trợ xử lý. Sau đó, cuộc gọi được chuyển cho một người khác thông báo là tôi có một tài khoản ngân hàng tại Đà Nẵng và có một khoản tiền rất lớn nghi là có liên quan đến vụ án mua bán ma túy xuyên quốc gia.
Đối tượng yêu cầu kết nối zalo và thực hiện cuộc gọi bằng hình ảnh, lúc này bà Duyên thấy có hình ảnh cán bộ Công an đang ngồi làm việc. Cuộc gọi lại chuyển qua người cán bộ Công an này rồi dẫn dụ, đe dọa và yêu cầu bà Duyên phải hợp tác với cơ quan điều tra do nghi ngờ bà liên quan đến vụ án ma túy. Đối tượng yêu cầu bà phải tuyệt đối giữ bí mật, vì trong quá trình điều tra nên phải làm việc với cá nhân trước và sau đó sẽ đưa về Công an địa phương. Trước mắt là cần xác minh tài chính, nếu không phát hiện vấn đề gì sẽ trả lại. Tin lời của đối tượng, bà Duyên đã đi rút 4 sổ tiết kiệm của mình để chuyển số tiền mặt 407 triệu đồng vào tài khoản do các đối tượng gửi qua tin nhắn.
Trường hợp chị Trần Thị Hương, trú tại TP. Đồng Hới là một nạn nhân tương tự của chiêu trò lừa đảo tinh vi. Sau khi đặt mua đơn hàng trên mạng, chị Hương nhận được yêu cầu của một người tự xưng đơn vị giao hàng là phải thanh toán trước khoản dịch vụ giao hàng với số tiền 14.000đ. Sau khi chuyển khoản thanh toán số tiền dịch vụ giao hàng theo yêu cầu thì đối tượng thông báo là chị chuyển nhầm tài khoản và gửi một đường link rồi yêu cầu chị Hương truy cập vào để thanh toán lại.
Để tạo tâm lý lo lắng và ép buộc chị Hương thực hiện các nội dung yêu cầu, đối tượng đã nhiều lần gọi điện thông báo về việc truy cập đường link và soạn tin nhắn hủy hồ sơ đơn hàng; nếu không thực hiện, mỗi tháng, số tiền hiện có trong ngân hàng của chị Hương sẽ bị hệ thống trừ tự động từ 80 hoặc 100 triệu đồng. Lo sợ bị trừ tiền, chị Hương đã đến rút toàn bộ số tiền trong ngân hàng và để vào tài khoản cá nhân. Vài ngày sau, đối tượng lại tiếp tục gọi điện thúc ép, dẫn dụ và đưa số tài khoản 107002997954-PVComBank mang tên HUYNH NGOC LIEN. Lúc đó, chị Hương không hề nhận thức được sự việc bị lừa nên đã chuyển 2 lần với tổng số tiền là 830 triệu đồng.
Mặc dù lực lượng Công an đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người đã tự biến mình thành nạn nhân của loại tội phạm này. Đa số nạn nhân mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến là những người cao tuổi, phụ nữ, người dân ở vùng nông thôn nhận thức, trình độ công nghệ thông tin hạn chế. Chúng đã lợi dụng tâm lý sợ hãi, mất cảnh giác của người dân để chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt khi gần đây, lợi dụng một số cơ quan Nhà nước và Bộ Công an đang triển khai một số phần mềm dịch vụ công trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã tạo và sử dụng ứng dụng mạo danh các cơ quan Nhà nước, như: Kê khai thuế, VNeID, dịch vụ công… để lừa đảo chiếm quyền sử dụng điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Trung tá Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh cho biết, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một vật bất ly thân đối với mỗi người, bởi vì nó chứa rất nhiều thông tin quan trọng, như: Tài khoản ngân hàng, hình ảnh cá nhân, tin nhắn riêng tư, mật khẩu… Và gần như mỗi người đều có từ 1-2 tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok hoặc có cài ứng dụng tài khoản trực tuyến... Mọi thao tác liên quan đến các giao dịch tài chính, mua bán cũng được thực hiện ngay trên chiếc điện thoại thông minh cá nhân, trong khi đó, nhiều người dùng lại không hiểu rõ cách bảo vệ dữ liệu cá nhân, dễ bị lừa bởi các hình thức, như: Giả mạo ngân hàng, phishing, lừa đảo qua mạng xã hội...
Mọi người đều có thể sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh cùng với những ứng dụng, tiện ích của nó trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng để tránh bị lừa đảo hoặc phòng ngừa đối tượng xấu đánh cắp thông tin thì dường như chưa mấy ai quan tâm. Khi mọi thông tin, hình ảnh cá nhân đều được đăng công khai trên mạng xã hội và chỉ khi cá nhân mình trở thành nạn nhân thì đã muộn. Do vậy, nếu bạn đang dùng điện thoại thông minh, hãy dành thời gian tìm hiểu, tự trang bị cho mình kỹ năng phòng ngừa mà cơ quan chức năng thường xuyên cảnh báo và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, các thông báo từ điện thoại của mình cho bất kỳ ai. Đây là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả nhất mà ai cũng dễ dàng thực hiện.
Trần Tuấn