![]() Hội đồng xét xử TAND tỉnh không chấp nhận kháng cáo của Trương Hải Đồng.
|
Xét xử vụ công chức địa chính xã Cao Quảng lạm dụng chức vụ: Tòa án không chấp nhận kháng cáo
(QBĐT) - Cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm xét xử không có căn cứ và bản thân bị oan, Trương Hải Đồng (SN 1982), công chức địa chính xã Cao Quảng đã kháng cáo toàn bộ bản án. Sau 2 ngày tiến hành xét xử, sáng 25/7/2024, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân (TAND) tỉnh đã quyết định không chấp nhận kháng cáo.
Trước đó, cuối tháng 12/2023, Trương Hải Đồng bị TAND huyện Tuyên Hóa xử phạt 29 tháng 9 ngày tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Đây là vụ án kéo dài trong nhiều năm và gây sự chú ý của dư luận trên địa bàn huyện Tuyên Hóa.
Bị cáo "kêu oan"
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ngày 15/9/2016, UBND xã Cao Quảng ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND kiện toàn Ban Chỉ đạo trồng rừng kinh tế xã Cao Quảng (Ban Chỉ đạo), trong đó, ông Trần Đình Thiện được phân công làm Trưởng ban, Trương Hải Đồng làm Phó ban Thường trực. Ngày 6/10/2016, ông Trần Đình Thiện đã đại diện ký hợp đồng (HĐ) kinh tế số 17/2016/HĐ-KT với Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất huyện Tuyên Hóa (Ban Quản lý DA) về việc chỉ đạo công tác trồng rừng sản xuất năm 2016. HĐ có giá trị 11.071.500 đồng. Ngày 15/12/2016, hai bên tiến hành ký thanh lý HĐ nhưng Ban Quản lý DA chưa thanh toán số tiền nói trên cho Ban Chỉ đạo. Ngày 27/12/2016, mặc dù không được phân công nhưng Trương Hải Đồng đã trực tiếp nhận số tiền 11.071.500 đồng tại thủ quỹ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa. Sau khi nhận tiền, Đồng không báo cáo với ông Trần Đình Thiện, Trưởng ban Chỉ đạo của xã để sử dụng đúng mục đích theo quy định.
Ngày 25/8/2017, Ban Chỉ đạo do ông Trần Đình Thiện, Trưởng ban tiếp tục ký HĐ kinh tế số 06/2017/HĐ-KT với Ban Quản lý DA huyện Tuyên Hóa về việc chỉ đạo công tác trồng rừng sản xuất năm 2017. HĐ có giá trị 11.560 nghìn đồng. Ngày 15/12/2016 hai bên tiến hành ký thanh lý HĐ nhưng số tiền chưa được thanh toán. Ngày 26/12/2017, Trương Hải Đồng đã trực tiếp nhận tiền tại thủ quỹ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa số tiền đã ký kết, mặc dù không được Ban Chỉ đạo phân công. Sau khi nhận tiền, Đồng tiếp tục không báo cáo với trưởng ban chỉ đạo của xã để sử dụng đúng mục đích, mà tự ý cất giữ dùng cho mục đích cá nhân. Tổng số tiền Trương Hải Đồng nhận 2 lần là 22.631.500 đồng. Theo kết luận giám định số 1366/GĐ-PC09, ngày 4/12/2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh), chữ ký, chữ viết trong hai phiếu chi lập ngày 27/12/2016, ngày 26/12/2017 đều do Trương Hải Đồng viết và ký.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 46/2023/HS-ST, ngày 26/12/2023, TAND huyện Tuyên Hóa đã tuyên phạt Trương Hải Đồng 29 tháng 9 ngày tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Do thời hạn tù bằng với thời hạn bị tạm giam, nên Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố Đồng đã chấp hành xong hình phạt. Về trách nhiệm dân sự, Trương Hải Đồng được trả lại số tiền 11.071.500 đồng và buộc phải nộp lại số tiền 11.560.000 đồng (bị cáo đã nộp đủ) để trả lại cho Ban Chỉ đạo xã Cao Quảng. Trước đó, Đồng đã nộp lại đủ số tiền 22.631.500 đồng, để khắc phục hậu quả. Số tiền Đồng phải nộp lại đã được trừ đi số tiền đã được Chủ tịch UBND xã Cao Quảng duyệt chi trước đó.
Không chấp nhận quyết định của tòa sơ thẩm, Trương Hải Đồng đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm với lý do bị oan.
Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo
Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, Trương Hải Đồng thừa nhận hành vi tự nhận các khoản tiền của Ban Quản lý DA thanh toán cho Ban Chỉ đạo vào năm 2016 và 2017. Quá trình giao nhận, Đồng không nhận được chỉ đạo bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã và Trưởng ban Chỉ đạo xã Cao Quảng. Và hành vi Đồng không giao nộp mà giữ lại chi tiêu là sai. Tuy nhiên, Trương Hải Đồng cho rằng, việc nhận tiền và giữ lại chi tiêu là do chỉ đạo bằng miệng của Chủ tịch UBND xã Cao Quảng thời điểm đó. Đồng chi tiêu số tiền nói trên cho công việc chung theo chỉ đạo của lãnh đạo xã, chứ không chỉ tiêu cho cá nhân. Hành vi này có vi phạm, nhưng chỉ ở mức độ chi tiêu không đúng quy định.
Các luật sư bào chữa cho Trương Hải Đồng cho rằng, hoạt động điều tra chưa chứng minh được hành vi chiếm đoạt tiền của bị cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Cụ thể, hành vi phạm tội của bị cáo không phải là lành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn”, với lý do, Đồng là Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo và không có văn bản nào quy định chỉ có trưởng ban mới có quyền nhận tiền. Về hành vi chiếm đoạt tài sản, việc bị cáo Trương Hải Đồng nhận tiền về nhưng không nộp vào quỹ là theo chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND xã Cao Quảng. Đồng nhận tiền về nhưng không nộp vào quỹ là sai quy định, nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định bị cáo chiếm đoạt số tiền đó. Hành vi chi số tiền 11.560 nghìn đồng của Đồng là chi cho các hoạt động thực tế của UBND xã và do Chủ tịch UBND xã Cao Quảng chỉ đạo bằng miệng. Vì vậy, luật sư bào chữa cho Trương Hải Đồng đề nghị hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Được biết, trong tổng số tiền Đồng đã nhận, Chủ tịch UBND xã Cao Quảng đã duyệt để thanh toán các khoản chi số tiền của năm 2016. Riêng khoản tiền của năm 2017, mặc dù chưa được người có thẩm quyền duyệt thanh toán, nhưng Đồng đã chi tiêu không đúng quy định.
Đáp lại, kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh khẳng định, lập luận của luật sư là không có cơ sở. Vì bị cáo được phân công làm Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo là người có chức vụ, quyền hạn. Việc bị cáo tự ý nhận tiền là “vượt quá quyền hạn”. Đối với hành vi chiếm đoạt tiền, có căn cứ xác định Đồng nhận tiền trong 2 năm 2016, 2017, sau đó bị cáo giữ lại chi tiêu, mà không có chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã hoặc trưởng ban chỉ đạo. Cụ thể, sau khi nhận khoản tiền 11.560 nghìn đồng của năm 2017, Đồng đã không báo cáo với trưởng ban chỉ đạo mà tự ý giữ lại chi dùng cá nhân, rồi lập nhiều chứng từ không hợp lệ để hợp thức hóa, nhằm mục đích chiếm đoạt. Riêng khoản tiền năm 2016, mặc dù bị cáo nhận về và chi không đúng mục đích, sai nguyên tắc, song quá trình chi tiêu cho hoạt động thực tế của UBND xã và đã được Chủ tịch UBND xã xác nhận duyệt thanh toán. Vì có cơ sở khẳng định Đồng không chiếm đoạt số tiền này, nên cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm của bị cáo.
Sau khi xem xét các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ và tranh luận tại phiên tòa, HĐXX tòa phúc thẩm TAND tỉnh khẳng định,hành vi nhận tiền và tự ý chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tiền như là khoản tiền riêng của Trương Hải Đồng đã vượt quá quyền hạn, chức trách nhiệm vụ được giao, có đủ yếu tố cấu thành “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản”. Viện Kiểm sát nhân dân huyện cáo buộc và tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là đúng quy định của pháp luật, không oan. Vì vậy, phần hình phạt cũng như các quyết định khác của bản án sơ thẩm đối với Trương Hải Đồng vẫn giữ nguyên và có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Lê Thy
(QBĐT) - Cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm xét xử không có căn cứ và bản thân bị oan, Trương Hải Đồng (SN 1982), công chức địa chính xã Cao Quảng đã kháng cáo toàn bộ bản án. Sau 2 ngày tiến hành xét xử, sáng 25/7/2024, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân (TAND) tỉnh đã quyết định không chấp nhận kháng cáo.
Trước đó, cuối tháng 12/2023, Trương Hải Đồng bị TAND huyện Tuyên Hóa xử phạt 29 tháng 9 ngày tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Đây là vụ án kéo dài trong nhiều năm và gây sự chú ý của dư luận trên địa bàn huyện Tuyên Hóa.
Bị cáo "kêu oan"
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ngày 15/9/2016, UBND xã Cao Quảng ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND kiện toàn Ban Chỉ đạo trồng rừng kinh tế xã Cao Quảng (Ban Chỉ đạo), trong đó, ông Trần Đình Thiện được phân công làm Trưởng ban, Trương Hải Đồng làm Phó ban Thường trực. Ngày 6/10/2016, ông Trần Đình Thiện đã đại diện ký hợp đồng (HĐ) kinh tế số 17/2016/HĐ-KT với Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất huyện Tuyên Hóa (Ban Quản lý DA) về việc chỉ đạo công tác trồng rừng sản xuất năm 2016. HĐ có giá trị 11.071.500 đồng. Ngày 15/12/2016, hai bên tiến hành ký thanh lý HĐ nhưng Ban Quản lý DA chưa thanh toán số tiền nói trên cho Ban Chỉ đạo. Ngày 27/12/2016, mặc dù không được phân công nhưng Trương Hải Đồng đã trực tiếp nhận số tiền 11.071.500 đồng tại thủ quỹ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa. Sau khi nhận tiền, Đồng không báo cáo với ông Trần Đình Thiện, Trưởng ban Chỉ đạo của xã để sử dụng đúng mục đích theo quy định.
Ngày 25/8/2017, Ban Chỉ đạo do ông Trần Đình Thiện, Trưởng ban tiếp tục ký HĐ kinh tế số 06/2017/HĐ-KT với Ban Quản lý DA huyện Tuyên Hóa về việc chỉ đạo công tác trồng rừng sản xuất năm 2017. HĐ có giá trị 11.560 nghìn đồng. Ngày 15/12/2016 hai bên tiến hành ký thanh lý HĐ nhưng số tiền chưa được thanh toán. Ngày 26/12/2017, Trương Hải Đồng đã trực tiếp nhận tiền tại thủ quỹ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa số tiền đã ký kết, mặc dù không được Ban Chỉ đạo phân công. Sau khi nhận tiền, Đồng tiếp tục không báo cáo với trưởng ban chỉ đạo của xã để sử dụng đúng mục đích, mà tự ý cất giữ dùng cho mục đích cá nhân. Tổng số tiền Trương Hải Đồng nhận 2 lần là 22.631.500 đồng. Theo kết luận giám định số 1366/GĐ-PC09, ngày 4/12/2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh), chữ ký, chữ viết trong hai phiếu chi lập ngày 27/12/2016, ngày 26/12/2017 đều do Trương Hải Đồng viết và ký.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 46/2023/HS-ST, ngày 26/12/2023, TAND huyện Tuyên Hóa đã tuyên phạt Trương Hải Đồng 29 tháng 9 ngày tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Do thời hạn tù bằng với thời hạn bị tạm giam, nên Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố Đồng đã chấp hành xong hình phạt. Về trách nhiệm dân sự, Trương Hải Đồng được trả lại số tiền 11.071.500 đồng và buộc phải nộp lại số tiền 11.560.000 đồng (bị cáo đã nộp đủ) để trả lại cho Ban Chỉ đạo xã Cao Quảng. Trước đó, Đồng đã nộp lại đủ số tiền 22.631.500 đồng, để khắc phục hậu quả. Số tiền Đồng phải nộp lại đã được trừ đi số tiền đã được Chủ tịch UBND xã Cao Quảng duyệt chi trước đó.
Không chấp nhận quyết định của tòa sơ thẩm, Trương Hải Đồng đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm với lý do bị oan.
Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo
Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, Trương Hải Đồng thừa nhận hành vi tự nhận các khoản tiền của Ban Quản lý DA thanh toán cho Ban Chỉ đạo vào năm 2016 và 2017. Quá trình giao nhận, Đồng không nhận được chỉ đạo bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã và Trưởng ban Chỉ đạo xã Cao Quảng. Và hành vi Đồng không giao nộp mà giữ lại chi tiêu là sai. Tuy nhiên, Trương Hải Đồng cho rằng, việc nhận tiền và giữ lại chi tiêu là do chỉ đạo bằng miệng của Chủ tịch UBND xã Cao Quảng thời điểm đó. Đồng chi tiêu số tiền nói trên cho công việc chung theo chỉ đạo của lãnh đạo xã, chứ không chỉ tiêu cho cá nhân. Hành vi này có vi phạm, nhưng chỉ ở mức độ chi tiêu không đúng quy định.
Các luật sư bào chữa cho Trương Hải Đồng cho rằng, hoạt động điều tra chưa chứng minh được hành vi chiếm đoạt tiền của bị cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Cụ thể, hành vi phạm tội của bị cáo không phải là lành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn”, với lý do, Đồng là Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo và không có văn bản nào quy định chỉ có trưởng ban mới có quyền nhận tiền. Về hành vi chiếm đoạt tài sản, việc bị cáo Trương Hải Đồng nhận tiền về nhưng không nộp vào quỹ là theo chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND xã Cao Quảng. Đồng nhận tiền về nhưng không nộp vào quỹ là sai quy định, nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định bị cáo chiếm đoạt số tiền đó. Hành vi chi số tiền 11.560 nghìn đồng của Đồng là chi cho các hoạt động thực tế của UBND xã và do Chủ tịch UBND xã Cao Quảng chỉ đạo bằng miệng. Vì vậy, luật sư bào chữa cho Trương Hải Đồng đề nghị hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Được biết, trong tổng số tiền Đồng đã nhận, Chủ tịch UBND xã Cao Quảng đã duyệt để thanh toán các khoản chi số tiền của năm 2016. Riêng khoản tiền của năm 2017, mặc dù chưa được người có thẩm quyền duyệt thanh toán, nhưng Đồng đã chi tiêu không đúng quy định.
Đáp lại, kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh khẳng định, lập luận của luật sư là không có cơ sở. Vì bị cáo được phân công làm Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo là người có chức vụ, quyền hạn. Việc bị cáo tự ý nhận tiền là “vượt quá quyền hạn”. Đối với hành vi chiếm đoạt tiền, có căn cứ xác định Đồng nhận tiền trong 2 năm 2016, 2017, sau đó bị cáo giữ lại chi tiêu, mà không có chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã hoặc trưởng ban chỉ đạo. Cụ thể, sau khi nhận khoản tiền 11.560 nghìn đồng của năm 2017, Đồng đã không báo cáo với trưởng ban chỉ đạo mà tự ý giữ lại chi dùng cá nhân, rồi lập nhiều chứng từ không hợp lệ để hợp thức hóa, nhằm mục đích chiếm đoạt. Riêng khoản tiền năm 2016, mặc dù bị cáo nhận về và chi không đúng mục đích, sai nguyên tắc, song quá trình chi tiêu cho hoạt động thực tế của UBND xã và đã được Chủ tịch UBND xã xác nhận duyệt thanh toán. Vì có cơ sở khẳng định Đồng không chiếm đoạt số tiền này, nên cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm của bị cáo.
Sau khi xem xét các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ và tranh luận tại phiên tòa, HĐXX tòa phúc thẩm TAND tỉnh khẳng định,hành vi nhận tiền và tự ý chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tiền như là khoản tiền riêng của Trương Hải Đồng đã vượt quá quyền hạn, chức trách nhiệm vụ được giao, có đủ yếu tố cấu thành “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản”. Viện Kiểm sát nhân dân huyện cáo buộc và tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là đúng quy định của pháp luật, không oan. Vì vậy, phần hình phạt cũng như các quyết định khác của bản án sơ thẩm đối với Trương Hải Đồng vẫn giữ nguyên và có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Lê Thy