Hồi âm về bài báo: "Chính quyền xã Hải Phú tắc trách?"
(QBĐT) - Ngày 4/7/2024, Báo Quảng Bình đăng tải bài viết: “Chính quyền xã Hải Phú tắc trách?”, nội dung liên quan đến việc tranh chấp đất nghĩa trang giữa hai hộ dân trong xã Hải Phú (Bố Trạch). Sau đó, ngày 22/7/2024, Báo Quảng Bình nhận được công văn phản hồi của UBND xã Hải Phú. Tuân thủ Luật Báo chí và để rộng đường dư luận, Báo Quảng Bình đăng tải Công văn số 705/CV-UBND, ngày 18/7/2024 của UBND xã Hải Phú và ý kiến trao đổi lại của Báo Quảng Bình.
Công văn về việc phản hồi thông tin của UBND xã Hải Phú
Kính gửi: Tòa soạn Báo Quảng Bình
Ngày 4/7/2024, trên trang báo điện tử Pháp luật tỉnh Quảng Bình theo đường link “https://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/202407/chinh-quyen-xa-hai-phu-tac-trach-2219263/” đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Chính quyền xã Hải Phú tắc trách?” liên quan đến việc tranh chấp đất nghĩa trang, nghĩa địa của hai hộ dân là ông Phan Thanh Bình và ông Hoàng Lác (có bản in bài báo kèm theo).
Nhận thấy nội dung được nêu trong bài báo là không đúng với tình hình giải quyết vụ việc trong những năm qua tại UBND xã Hải Phú; không đúng với kết luận tại bản án phúc thẩm số 50/2023/DSPT ngày 15/9/2023 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh; quá trình phóng viên đến làm việc tại UBND xã Hải Phú được nêu trong bài báo không đúng với sự thật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng. Vì vậy, UBND xã Hải Phú gửi công văn này đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, Sở Thông tin-Truyền thông, Phòng PA03 Công an tỉnh, Tòa soạn Báo Quảng Bình có biện pháp xử lý thích đáng hành vi vi phạm của phóng viên đăng thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân.
Nội dung bài báo phản ánh: “Sự việc tranh chấp đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa ông Phan Thanh Bình và ông Hoàng Lác đã kéo dài từ lâu, nhiều lần hòa giải nhưng đều không thành. Nhận thấy sự việc kéo dài quá lâu, ông Hoàng Lác khởi kiện ông Phan Thanh Bình để đòi lại quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Sau khi 2 lần đưa vụ án ra xét xử tòa án đã tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Lác đối với ông Phan Thanh Bình về việc: Công nhận quyền quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc thửa đất số 24, tờ bản đồ địa chính số 5 có địa chỉ tại xã Hải Phú, huyện Bố Trạch. Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, sự việc vẫn “giẫm chân tại chỗ” cho đến đỉnh điểm vào ngày 10/6/2024 ông Bình mất, gia đình tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản, có nhiều lời lẽ xúc phạm người đã khuất và thân nhân gia đình. Để kịp thời ra an táng cho người đã khuất, không còn cách nào khác, phía gia đình đã chấp nhận làm bản cam kết bồi thường tiền cho ông Hoàng Lác. Lúc này, ông Hoàng Lác mới để gia đình đào huyệt. Đó là toàn bộ ý kiến của bà Phan Thị Hồng Ph (SN 1994) ở thôn Thượng Hòa, xã Hải Phú (Bố Trạch) đã phản ánh rõ trong bài báo pháp luật mà theo như ý kiến của bà thì sở dĩ sự việc kéo dài là do sự tắc trách trong công tác quản lý của chính quyền xã Hải Trạch trước đây và nay là xã Hải Phú”.
Các thông tin mà phóng viên đã nêu trên đây là hoàn toàn sai sự thật bởi vì các lý do sau:
Thứ nhất: Về thông tin UBND xã Hải Phú tắc trách trong công tác quản lý
Thời điểm năm 2017, ngay sau khi nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của ông Hoàng Lác, UBND xã Hải Phú đã cử công chức địa chính và công chức tư pháp xã kiểm tra thực tế và nhiều lần tiến hành tổ chức buổi hòa giải giữa hai bên để đưa ra hướng giải quyết. Do vấn đề đất nghĩa trang, nghĩa địa là vấn đề tâm linh, nhạy cảm, không có quy định của pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên UBND xã Hải Phú đã nhiều lần tiến hành hòa giải giữa các bên, đồng thời ban hành các thông báo số 138/TB-UBND, ngày 29/6/2017; thông báo số 160/TB-UBND, ngày 8/6/2018... nhằm mong muốn hai bên có hướng thỏa thuận được với nhau nhưng không thành công.
Sau đó, sự việc có chiều hướng lắng xuống, hai bên không tiếp tục tiến hành tranh chấp và không khởi kiện vụ án ra TAND có thẩm quyền. Đến năm 2021, gia đình ông Hoàng Lác lại tiếp tục nộp đơn đề nghị UBND xã Hải Phú giải quyết tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, UBND xã đã nhiều lần đề nghị hai bên nên nhường nhịn nhau mỗi bên sử dụng ½ phần đất tranh chấp. Tuy nhiên, ông Phan Thanh Bình bỏ về không ký biên bản nên việc hòa giải không thành. Ông Hoàng Lác lại căn cứ vào kết luận tại biên bản hòa giải ngày 30/11/2021 đưa người vào phá dỡ một phần đường đi vào khu mộ trên đất tranh chấp mà ông Bình đã xây dựng. Khi phát hiện được sự việc, UBND xã lập tức cử lực lượng công an và cán bộ xã có mặt tại khu đất tranh chấp để tiến hành lập biên bản và đề nghị các bên giữ nguyên hiện trạng phần đất tranh chấp để UBND giải quyết.
Vì vậy, ông Hoàng Lác đã tiến hành thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND huyện Bố Trạch. Đến ngày 25/5/2023, tại TAND huyện Bố Trạch, đại diện UBND xã Hải Phú đã trình bày rõ toàn bộ nội dung và quan điểm của UBND đối với vụ việc nêu trên. Vì vậy, có thể thấy rằng từ lúc nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp cho đến khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa án, UBND xã Hải Phú khẳng định đã giải quyết đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc. Bài báo chỉ trích dẫn ý kiến chủ quan của người dân đang bức xúc vì vấn đề tranh chấp đất của gia đình mình mà không xem xét, không nêu lên cả quá trình giải quyết vụ việc gần 7 năm trời của UBND xã Hải Phú rồi kết luận UBND xã tắc trách trong công tác quản lý tại địa phương là không đúng, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của UBND xã Hải Phú.
Thứ hai: Sau khi nhận được thông tin ông Hoàng Lác vận chuyển gạch trải đầy trong khuôn viên nghĩa địa dòng họ Phan Văn, UBND xã Hải Phú đã lập biên bản yêu cầu ông Hoàng Lác chuyển số gạch này ra khỏi khuôn viên nghĩa địa dòng họ Phan Văn, hiệu lực thi hành trước ngày 15/11/2023. Nhưng ông Hoàng Lác vẫn cố tình không chấp hành. Vì vậy, vào ngày 11/12/2023, UBND xã Hải Phú đã ra thông báo số 1184/TB-UB yêu cầu “Tất cả các bên không được tự ý xây dựng, cơi nới làm thay đổi hiện trạng khu đất nghĩa địa đang tranh chấp và phần đất ông Hoàng Lác tập kết vật liệu xây dựng sẽ thuộc về UBND xã Hải Phú quản lý. Nghiêm cấm mọi hành vi xây dựng, tôn tạo trên khu đất này”.
Tuy nhiên, sự việc càng ngày càng phức tạp cho đến đỉnh điểm là sáng 7/6/2024 khi gia đình bà Nguyễn Thị Quy (vợ của ông Phan Thanh Bình vừa mất) tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản. Lúc này, hai gia đình đang tranh chấp hết sức quyết liệt, di thể của người đã mất thì được đặt giữa đường, bị ngăn cản không cho hạ huyệt.
Cơ quan Công an xã Hải Phú một mặt nắm tình hình tại hiện trường, ổn định tinh thần hai gia đình, mặt khác đã gửi ngay công văn số 50/CV-CAX để yêu cầu UBND xã Hải Phú thực hiện các biện pháp theo quy định nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Nhận được công văn của Công an xã Hải Phú, dù sự việc đã có kết luận bằng bản án và công văn số 2267/TAND huyện Bố Trạch, ngày 23/11/2023 về việc giải thích bản án và người dân có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch thi hành án nêu trên (họ đã không yêu cầu), nhưng để dập tắt được vấn đề đang hết sức căng thẳng, có thể khiến hai bên gây ra tình trạng bạo động, sử dụng vũ lực nếu không được can thiệp kịp thời, UBND xã Hải Phú là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đã phải cử cán bộ ra ngăn cản, thuyết phục và vận động hai gia đình ngồi lại với nhau để có phương án hòa giải tạm thời.
Dưới sự chủ trì của UBND xã Hải Phú, để kịp thời ra an táng cho người đã khuất, phía gia đình bà Quy đã tự nguyện trao đổi, làm bản cam kết sẽ hỗ trợ kinh phí cho ông Hoàng Lác. Lúc này, ông Hoàng Lác nhận được sự trao đổi và hứa hẹn hỗ trợ kinh phí từ gia đình bà Quy nên để gia đình bà Quy đào huyệt chôn cất người chết. Vì vậy, biên bản hòa giải ngày 7/6/2024 của UBND xã Hải Phú là một biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để mâu thuẫn giữa hai gia đình tăng cao, có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc. Vụ việc đã được quyết định bằng bản án có hiệu lực, trách nhiệm thuộc về người dân có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương thi hành nội dung bản án nhưng họ đã không thực hiện các quyền này. UBND xã không có chức năng thực thi bản án mà chỉ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự nhưng đã đứng ra kịp thời để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Từ những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng nội dung bài báo chủ yếu dựa vào các thông tin nhỏ lẻ thu thập từ người dân địa phương để đưa thông tin một cách thiếu khách quan. Không phân tích, làm rõ bản chất vấn đề mà quy chụp trách nhiệm một cách thiếu suy xét cho UBND xã.
Thứ ba: Điểm đáng chú ý là một nội dung của bài báo có viết bằng font chữ màu vàng: “Tại buổi làm việc với phóng viên (P.V) Báo Quảng Bình, bà Phan Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Hải Phú đề nghị P.V phải có những nội dung cụ thể gửi trước để bà xem xét, chuẩn bị... vì tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn với ông Hoàng Lác có “nhiều vấn đề”. Từ đó, bà Nguyệt khất hẹn, sẽ bố trí làm việc sau. Báo Quảng Bình sẽ tiếp tục thông tin về việc có hay không chính quyền xã Hải Phú giải quyết tranh chấp đất nghĩa địa không căn cứ vào phán quyết của tòa án, khiến sự việc đẩy đi quá xa, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và tình hình trật tự, trị an trên địa bàn như đơn bà Phan Thị Hồng Ph phản ánh”.
Nhưng thực tế, UBND xã Hải Phú khẳng định P.V gọi điện hẹn đến làm việc với bà Phan Thị Ánh Nguyệt là Chủ tịch UBND xã Hải Phú. Cụ thể, thời gian gọi điện lúc 9 giờ ngày 26/6/2024, bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã trao đổi lịch hẹn làm việc vào buổi chiều với P.V vì lý do bận công tác. Đến 14 giờ ngày 26/6/2024, có một P.V đến UBND xã Hải Phú đến làm việc yêu cầu UBND xã Hải Phú cung cấp tài liệu để giải quyết tố cáo, đồng thời khẳng định P.V đến UBND xã Hải Phú là để giải quyết tố cáo nhưng vì nhận thấy không đúng thẩm quyền nên P.V bị từ chối. Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin-Truyền thông về việc công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Vì thế, trước buổi làm việc với P.V, UBND xã Hải Phú đã yêu cầu P.V cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo và giấy giới thiệu. Tuy nhiên, P.V không cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu nên UBND hẹn buổi làm việc tiếp theo. Cho đến 15 giờ ngày 3/7/2024, UBND xã Hải Phú đã làm việc trực tiếp để trao đổi và cung cấp tài liệu cho P.V.
Vì vậy, UBND xã Hải Phú khẳng định rằng đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về báo chí, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Thông tin-Truyền thông về việc có P.V đến tác nghiệp tại cơ quan UBND xã Hải Phú phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng quy trình. Tuy nhiên, bài báo được đăng tải vào ngày 4/7/2024 lại hoàn toàn bỏ qua, không nhắc đến buổi làm việc vào ngày 3/7/2024, mà lại sử dụng cách viết mập mờ để người đọc lầm tưởng là UBND xã Hải Phú, mà cụ thể là chủ tịch UBND xã là bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã né tránh, không làm việc với P.V. Việc sử dụng cách viết không rõ ràng, khiến người đọc hiểu sai về việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của bà Phan Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Hải Phú cũng như hình ảnh của cơ quan quản lý nhà nước trong mắt người dân.
Căn cứ Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 điều này;
Ngoài ra, căn cứ Điều 8, các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Trên đây là quan điểm của UBND xã Hải Phú về việc trang báo điện tử Pháp luật tỉnh Quảng Bình đăng tải thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của UBND xã Hải Phú, gây thiệt hại lớn đến hoạt động kinh tế-xã hội và gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, kính đề nghị tòa soạn Báo Quảng Bình căn cứ vào các quy định của nhà nước để có các biện pháp giải quyết vụ việc trên nhằm ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Kính mong quý cơ quan xem xét, giải quyết.
Trân trọng cảm ơn.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
Cần xác định rõ trách nhiệm trong giải quyết mâu thuẫn tại cơ sở
Chính quyền xã có “tắc trách”?
Công văn số 705/CV-UBND cho rằng nội dung nêu trong bài báo “không đúng với tình hình giải quyết vụ việc”. Qua tài liệu, chứng cứ và các văn bản liên quan cho thấy, việc tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác xảy ra từ năm 2017 và kéo dài cho đến nay, nhưng chưa được UBND xã Hải Phú giải quyết dứt điểm.
Chúng tôi ghi nhận, chính quyền xã Hải Trạch (cũ) và xã Hải Phú qua nhiều nhiệm kỳ đã nhiều lần tiến hành hòa giải, ban hành các văn bản giải quyết. Đây là nỗ lực của chính quyền xã Hải Phú mà Báo Quảng Bình đã khẳng định trong bài báo. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này cho đến nay vẫn bất thành. Điều quan trọng không phải cứ họp bàn nhiều, ra văn bản nhiều là chứng tỏ chính quyền tận tâm với công việc, mà cốt yếu là hiệu quả. Trong vụ việc này, chúng tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt là chính quyền xã đã không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và tình hình thực tế để xử lý dứt điểm tranh chấp. Thậm chí, trong các văn bản giải quyết, có những văn bản ban hành vội vã, thiếu kiến thức chuyên môn cần có, khiến tình hình tranh chấp đất nghĩa địa phức tạp thêm!
Đơn cử, Thông báo số 160/TB-UBND, ngày 8/6/2018 của UBND xã Hải Trạch (cũ) do Chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Huy ký, chỉ căn cứ vào tờ giấy viết tay của ông Hồ Trung (SN 1952) cho ông Hoàng Lác đất nghĩa địa của gia đình năm 2001 (giấy viết tay không có người làm chứng, không ghi rõ ngày tháng, không mô tả rõ vị trí thửa đất, không có xác nhận của chính quyền) đã vội khẳng định: “Căn cứ pháp lý về khu đất có cơ sở cho người sử dụng: Về phía ông Hoàng Lác, ông đã có đầy đủ các căn cứ và nhân chứng để chứng minh khu đất đó ông được quyền sử dụng...”. Dựa vào thông báo này, năm 2021, ông Hoàng Lác cho người phá dỡ một phần đường bê tông lát gạch trong khu đất nghĩa địa dòng họ Phan Văn; năm 2023 tập kết gạch block xâm chiếm một phần đất nghĩa địa; đỉnh điểm xảy ra khi ông Phan Thanh Bình mất ngày 9/6/2024, sáng 10/6/2024, gia đình tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa dòng họ thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản, gây gổ người thân ông Bình...
Hoặc: Tại biên bản làm việc ngày 9/11/2023, UBND xã Hải Phú “yêu cầu ông Hoàng Lác vận chuyển toàn bộ số gạch block ra khỏi khuôn viên nghĩa địa của ông Phan Thanh Bình trước ngày 15/11/2023; nếu ông Hoàng Lác không thực hiện thì UBND xã Hải Phú xử lý theo quy định của pháp luật”. Nhưng phía ông Hoàng Lác không đồng tình, và UBND xã cũng đành… chịu!
Trong tiêu đề bài báo, chúng tôi đặt dấu chấm hỏi(?) về sự “tắc trách” của chính quyền xã, tức là chưa khẳng định. Nhưng qua thực tế, bạn đọc có thể rút ra kết luận!
Bài báo phản ánh không đúng với kết luận của tòa án?
Chúng tôi khẳng định, bài báo đã phản ánh đúng như kết luận của tòa án. Rất tiếc, cả hai lần tòa án xét xử vụ việc, bà Phan Thị Ánh Nguyệt, trên cương vị Chủ tịch UBND xã Hải Phú, dù được triệu tập đều xin vắng mặt. Thế nên, mọi diễn biến xảy ra tại tòa cũng như Công văn số 2267/TAND của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Bố Trạch giải thích bản án, bà Nguyệt vẫn không nắm kỹ để hiểu hết bản chất sự việc. Vì thế, trong nhiều văn bản giải quyết mâu thuẫn về đất giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác (sau khi bản án của TAND tỉnh có hiệu lực), bà Chủ tịch UBND xã Hải Phú vẫn cho rằng thửa đất số 24, tờ bản đồ số 5, diện tích hơn 127m2 ở thôn Nội Hải vẫn đang trong tình trạng tranh chấp (?!), và phần đất ông Hoàng Lác tập kết vật liệu phải do UBND xã quản lý (?).
Xin nhắc lại, yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn (ông Hoàng Lác) là không có căn cứ nên không được hội đồng xét xử của tòa án hai cấp chấp nhận. Do đó, ông Hoàng Lác không có quyền sử dụng đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 5, thôn Nội Hải; đồng nghĩa với việc khu đất này đã hết tranh chấp. Và, do phía họ Phan đã xây dựng và sử dụng khu đất này từ trước nên đương nhiên sau phán quyết của TAND tỉnh có hiệu lực, họ Phan được tiếp tục sử dụng đất mà không cần phải có sự cho phép của chính quyền xã!
Như vậy, nếu chính quyền xã hiểu đúng kết luận của tòa án để quyết liệt giải quyết vụ việc, thì sẽ không nảy sinh sự cố hôm 10/6/2024, khi gia đình đào huyệt an táng ông Phan Thanh Bình.
Phóng viên tác nghiệp có đúng luật?
Liên quan đến vụ việc, phóng viên (P.V) đã làm việc với bà Phan Thị Ánh Nguyệt 2 lần, đúng như Công văn số 705/CV-UBND của UBND xã Hải Phú: Lần thứ nhất, sau khi điện thoại đặt lịch làm việc với bà Nguyệt lúc 9 giờ 23 phút ngày 26/6/2024, đến 9 giờ 25 phút, bà Nguyệt điện lại nhất trí gặp.
Khoảng 10 giờ sáng, 2 P.V Báo Quảng Bình đến UBND xã Hải Phú gặp bà Nguyệt (chứ không phải 1 P.V và thời gian là 14 giờ chiều như Công văn 705/CV-UBND nêu). Lý do P.V trình bày rõ cho bà Nguyệt là xác minh đơn tố cáo của công dân (chứ không phải là giải quyết tố cáo của công dân như công văn nêu) liên quan tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác, đề nghị UBND xã có các giấy tờ, văn bản liên quan xin cung cấp cho P.V.
Với lý do vụ việc tranh chấp nghĩa địa còn “rất nhiều vấn đề” và bận nhiều công việc nên bà Nguyệt hẹn P.V dịp khác. Lần gặp đầu tiên này, không có chuyện P.V bị từ chối vì “nhận thấy không đúng thẩm quyền” và “P.V không cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo và giấy giới thiệu” như phản ánh tại Công văn 705/CV-UBND. P.V khẳng định đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, thẻ Nhà báo được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng bà Nguyệt không xem chứ không phải bà Nguyệt yêu cầu mà P.V không cung cấp được thẻ Nhà báo. Bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã thấy thẻ Nhà báo của P.V nên đã đề nghị P.V lần gặp sau, quá trình làm việc ngoài thẻ Nhà báo phải có thêm giấy giới thiệu của BBT Báo Quảng Bình, ghi rõ cụ thể nội dung làm việc. (Chúng tôi xin nói rõ, theo Luật Báo chí hiện hành, khi về tác nghiệp tại cơ sở, P.V chỉ cần xuất trình thẻ Nhà báo là đủ. Việc bà Nguyệt yêu cầu phải có thêm giấy giới thiệu của cơ quan, có phải là một biểu hiện của sự né tránh?).
Mãi một tuần sau, theo lịch hẹn của bà Nguyệt, chiều 3/7/2024, P.V có lần gặp thứ 2 với bà Chủ tịch UBND xã. Tại buổi làm việc, P.V không bị gây khó dễ và buổi làm việc diễn ra suôn sẻ. Sở dĩ buổi làm việc này không được cập nhật kịp thời trong bài báo là do tác phẩm đã được duyệt đăng từ ngày 1/7. Tuy nhiên, sơ suất nhỏ nói trên không ảnh hưởng đến bản chất vụ việc mà báo đã đăng tải.
Cuối cùng, việc chính quyền xã viện dẫn các điều khoản của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP rồi đề xuất cơ quan chức năng xử lý tác giả bài báo nói trên, chúng tôi rất tán thành nếu có sai phạm!
BÁO QUẢNG BÌNH
(QBĐT) - Ngày 4/7/2024, Báo Quảng Bình đăng tải bài viết: “Chính quyền xã Hải Phú tắc trách?”, nội dung liên quan đến việc tranh chấp đất nghĩa trang giữa hai hộ dân trong xã Hải Phú (Bố Trạch). Sau đó, ngày 22/7/2024, Báo Quảng Bình nhận được công văn phản hồi của UBND xã Hải Phú. Tuân thủ Luật Báo chí và để rộng đường dư luận, Báo Quảng Bình đăng tải Công văn số 705/CV-UBND, ngày 18/7/2024 của UBND xã Hải Phú và ý kiến trao đổi lại của Báo Quảng Bình.
Công văn về việc phản hồi thông tin của UBND xã Hải Phú
Kính gửi: Tòa soạn Báo Quảng Bình
Ngày 4/7/2024, trên trang báo điện tử Pháp luật tỉnh Quảng Bình theo đường link “https://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/202407/chinh-quyen-xa-hai-phu-tac-trach-2219263/” đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Chính quyền xã Hải Phú tắc trách?” liên quan đến việc tranh chấp đất nghĩa trang, nghĩa địa của hai hộ dân là ông Phan Thanh Bình và ông Hoàng Lác (có bản in bài báo kèm theo).
Nhận thấy nội dung được nêu trong bài báo là không đúng với tình hình giải quyết vụ việc trong những năm qua tại UBND xã Hải Phú; không đúng với kết luận tại bản án phúc thẩm số 50/2023/DSPT ngày 15/9/2023 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh; quá trình phóng viên đến làm việc tại UBND xã Hải Phú được nêu trong bài báo không đúng với sự thật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng. Vì vậy, UBND xã Hải Phú gửi công văn này đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, Sở Thông tin-Truyền thông, Phòng PA03 Công an tỉnh, Tòa soạn Báo Quảng Bình có biện pháp xử lý thích đáng hành vi vi phạm của phóng viên đăng thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân.
Nội dung bài báo phản ánh: “Sự việc tranh chấp đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa ông Phan Thanh Bình và ông Hoàng Lác đã kéo dài từ lâu, nhiều lần hòa giải nhưng đều không thành. Nhận thấy sự việc kéo dài quá lâu, ông Hoàng Lác khởi kiện ông Phan Thanh Bình để đòi lại quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Sau khi 2 lần đưa vụ án ra xét xử tòa án đã tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Lác đối với ông Phan Thanh Bình về việc: Công nhận quyền quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc thửa đất số 24, tờ bản đồ địa chính số 5 có địa chỉ tại xã Hải Phú, huyện Bố Trạch. Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, sự việc vẫn “giẫm chân tại chỗ” cho đến đỉnh điểm vào ngày 10/6/2024 ông Bình mất, gia đình tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản, có nhiều lời lẽ xúc phạm người đã khuất và thân nhân gia đình. Để kịp thời ra an táng cho người đã khuất, không còn cách nào khác, phía gia đình đã chấp nhận làm bản cam kết bồi thường tiền cho ông Hoàng Lác. Lúc này, ông Hoàng Lác mới để gia đình đào huyệt. Đó là toàn bộ ý kiến của bà Phan Thị Hồng Ph (SN 1994) ở thôn Thượng Hòa, xã Hải Phú (Bố Trạch) đã phản ánh rõ trong bài báo pháp luật mà theo như ý kiến của bà thì sở dĩ sự việc kéo dài là do sự tắc trách trong công tác quản lý của chính quyền xã Hải Trạch trước đây và nay là xã Hải Phú”.
Các thông tin mà phóng viên đã nêu trên đây là hoàn toàn sai sự thật bởi vì các lý do sau:
Thứ nhất: Về thông tin UBND xã Hải Phú tắc trách trong công tác quản lý
Thời điểm năm 2017, ngay sau khi nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của ông Hoàng Lác, UBND xã Hải Phú đã cử công chức địa chính và công chức tư pháp xã kiểm tra thực tế và nhiều lần tiến hành tổ chức buổi hòa giải giữa hai bên để đưa ra hướng giải quyết. Do vấn đề đất nghĩa trang, nghĩa địa là vấn đề tâm linh, nhạy cảm, không có quy định của pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên UBND xã Hải Phú đã nhiều lần tiến hành hòa giải giữa các bên, đồng thời ban hành các thông báo số 138/TB-UBND, ngày 29/6/2017; thông báo số 160/TB-UBND, ngày 8/6/2018... nhằm mong muốn hai bên có hướng thỏa thuận được với nhau nhưng không thành công.
Sau đó, sự việc có chiều hướng lắng xuống, hai bên không tiếp tục tiến hành tranh chấp và không khởi kiện vụ án ra TAND có thẩm quyền. Đến năm 2021, gia đình ông Hoàng Lác lại tiếp tục nộp đơn đề nghị UBND xã Hải Phú giải quyết tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, UBND xã đã nhiều lần đề nghị hai bên nên nhường nhịn nhau mỗi bên sử dụng ½ phần đất tranh chấp. Tuy nhiên, ông Phan Thanh Bình bỏ về không ký biên bản nên việc hòa giải không thành. Ông Hoàng Lác lại căn cứ vào kết luận tại biên bản hòa giải ngày 30/11/2021 đưa người vào phá dỡ một phần đường đi vào khu mộ trên đất tranh chấp mà ông Bình đã xây dựng. Khi phát hiện được sự việc, UBND xã lập tức cử lực lượng công an và cán bộ xã có mặt tại khu đất tranh chấp để tiến hành lập biên bản và đề nghị các bên giữ nguyên hiện trạng phần đất tranh chấp để UBND giải quyết.
Vì vậy, ông Hoàng Lác đã tiến hành thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND huyện Bố Trạch. Đến ngày 25/5/2023, tại TAND huyện Bố Trạch, đại diện UBND xã Hải Phú đã trình bày rõ toàn bộ nội dung và quan điểm của UBND đối với vụ việc nêu trên. Vì vậy, có thể thấy rằng từ lúc nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp cho đến khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa án, UBND xã Hải Phú khẳng định đã giải quyết đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc. Bài báo chỉ trích dẫn ý kiến chủ quan của người dân đang bức xúc vì vấn đề tranh chấp đất của gia đình mình mà không xem xét, không nêu lên cả quá trình giải quyết vụ việc gần 7 năm trời của UBND xã Hải Phú rồi kết luận UBND xã tắc trách trong công tác quản lý tại địa phương là không đúng, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của UBND xã Hải Phú.
Thứ hai: Sau khi nhận được thông tin ông Hoàng Lác vận chuyển gạch trải đầy trong khuôn viên nghĩa địa dòng họ Phan Văn, UBND xã Hải Phú đã lập biên bản yêu cầu ông Hoàng Lác chuyển số gạch này ra khỏi khuôn viên nghĩa địa dòng họ Phan Văn, hiệu lực thi hành trước ngày 15/11/2023. Nhưng ông Hoàng Lác vẫn cố tình không chấp hành. Vì vậy, vào ngày 11/12/2023, UBND xã Hải Phú đã ra thông báo số 1184/TB-UB yêu cầu “Tất cả các bên không được tự ý xây dựng, cơi nới làm thay đổi hiện trạng khu đất nghĩa địa đang tranh chấp và phần đất ông Hoàng Lác tập kết vật liệu xây dựng sẽ thuộc về UBND xã Hải Phú quản lý. Nghiêm cấm mọi hành vi xây dựng, tôn tạo trên khu đất này”.
Tuy nhiên, sự việc càng ngày càng phức tạp cho đến đỉnh điểm là sáng 7/6/2024 khi gia đình bà Nguyễn Thị Quy (vợ của ông Phan Thanh Bình vừa mất) tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản. Lúc này, hai gia đình đang tranh chấp hết sức quyết liệt, di thể của người đã mất thì được đặt giữa đường, bị ngăn cản không cho hạ huyệt.
Cơ quan Công an xã Hải Phú một mặt nắm tình hình tại hiện trường, ổn định tinh thần hai gia đình, mặt khác đã gửi ngay công văn số 50/CV-CAX để yêu cầu UBND xã Hải Phú thực hiện các biện pháp theo quy định nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Nhận được công văn của Công an xã Hải Phú, dù sự việc đã có kết luận bằng bản án và công văn số 2267/TAND huyện Bố Trạch, ngày 23/11/2023 về việc giải thích bản án và người dân có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch thi hành án nêu trên (họ đã không yêu cầu), nhưng để dập tắt được vấn đề đang hết sức căng thẳng, có thể khiến hai bên gây ra tình trạng bạo động, sử dụng vũ lực nếu không được can thiệp kịp thời, UBND xã Hải Phú là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đã phải cử cán bộ ra ngăn cản, thuyết phục và vận động hai gia đình ngồi lại với nhau để có phương án hòa giải tạm thời.
Dưới sự chủ trì của UBND xã Hải Phú, để kịp thời ra an táng cho người đã khuất, phía gia đình bà Quy đã tự nguyện trao đổi, làm bản cam kết sẽ hỗ trợ kinh phí cho ông Hoàng Lác. Lúc này, ông Hoàng Lác nhận được sự trao đổi và hứa hẹn hỗ trợ kinh phí từ gia đình bà Quy nên để gia đình bà Quy đào huyệt chôn cất người chết. Vì vậy, biên bản hòa giải ngày 7/6/2024 của UBND xã Hải Phú là một biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để mâu thuẫn giữa hai gia đình tăng cao, có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc. Vụ việc đã được quyết định bằng bản án có hiệu lực, trách nhiệm thuộc về người dân có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương thi hành nội dung bản án nhưng họ đã không thực hiện các quyền này. UBND xã không có chức năng thực thi bản án mà chỉ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự nhưng đã đứng ra kịp thời để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Từ những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng nội dung bài báo chủ yếu dựa vào các thông tin nhỏ lẻ thu thập từ người dân địa phương để đưa thông tin một cách thiếu khách quan. Không phân tích, làm rõ bản chất vấn đề mà quy chụp trách nhiệm một cách thiếu suy xét cho UBND xã.
Thứ ba: Điểm đáng chú ý là một nội dung của bài báo có viết bằng font chữ màu vàng: “Tại buổi làm việc với phóng viên (P.V) Báo Quảng Bình, bà Phan Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Hải Phú đề nghị P.V phải có những nội dung cụ thể gửi trước để bà xem xét, chuẩn bị... vì tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn với ông Hoàng Lác có “nhiều vấn đề”. Từ đó, bà Nguyệt khất hẹn, sẽ bố trí làm việc sau. Báo Quảng Bình sẽ tiếp tục thông tin về việc có hay không chính quyền xã Hải Phú giải quyết tranh chấp đất nghĩa địa không căn cứ vào phán quyết của tòa án, khiến sự việc đẩy đi quá xa, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và tình hình trật tự, trị an trên địa bàn như đơn bà Phan Thị Hồng Ph phản ánh”.
Nhưng thực tế, UBND xã Hải Phú khẳng định P.V gọi điện hẹn đến làm việc với bà Phan Thị Ánh Nguyệt là Chủ tịch UBND xã Hải Phú. Cụ thể, thời gian gọi điện lúc 9 giờ ngày 26/6/2024, bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã trao đổi lịch hẹn làm việc vào buổi chiều với P.V vì lý do bận công tác. Đến 14 giờ ngày 26/6/2024, có một P.V đến UBND xã Hải Phú đến làm việc yêu cầu UBND xã Hải Phú cung cấp tài liệu để giải quyết tố cáo, đồng thời khẳng định P.V đến UBND xã Hải Phú là để giải quyết tố cáo nhưng vì nhận thấy không đúng thẩm quyền nên P.V bị từ chối. Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin-Truyền thông về việc công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Vì thế, trước buổi làm việc với P.V, UBND xã Hải Phú đã yêu cầu P.V cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo và giấy giới thiệu. Tuy nhiên, P.V không cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu nên UBND hẹn buổi làm việc tiếp theo. Cho đến 15 giờ ngày 3/7/2024, UBND xã Hải Phú đã làm việc trực tiếp để trao đổi và cung cấp tài liệu cho P.V.
Vì vậy, UBND xã Hải Phú khẳng định rằng đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về báo chí, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Thông tin-Truyền thông về việc có P.V đến tác nghiệp tại cơ quan UBND xã Hải Phú phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo đúng quy trình. Tuy nhiên, bài báo được đăng tải vào ngày 4/7/2024 lại hoàn toàn bỏ qua, không nhắc đến buổi làm việc vào ngày 3/7/2024, mà lại sử dụng cách viết mập mờ để người đọc lầm tưởng là UBND xã Hải Phú, mà cụ thể là chủ tịch UBND xã là bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã né tránh, không làm việc với P.V. Việc sử dụng cách viết không rõ ràng, khiến người đọc hiểu sai về việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của bà Phan Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Hải Phú cũng như hình ảnh của cơ quan quản lý nhà nước trong mắt người dân.
Căn cứ Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 điều này;
Ngoài ra, căn cứ Điều 8, các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Trên đây là quan điểm của UBND xã Hải Phú về việc trang báo điện tử Pháp luật tỉnh Quảng Bình đăng tải thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của UBND xã Hải Phú, gây thiệt hại lớn đến hoạt động kinh tế-xã hội và gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, kính đề nghị tòa soạn Báo Quảng Bình căn cứ vào các quy định của nhà nước để có các biện pháp giải quyết vụ việc trên nhằm ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Kính mong quý cơ quan xem xét, giải quyết.
Trân trọng cảm ơn.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
Cần xác định rõ trách nhiệm trong giải quyết mâu thuẫn tại cơ sở
Chính quyền xã có “tắc trách”?
Công văn số 705/CV-UBND cho rằng nội dung nêu trong bài báo “không đúng với tình hình giải quyết vụ việc”. Qua tài liệu, chứng cứ và các văn bản liên quan cho thấy, việc tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác xảy ra từ năm 2017 và kéo dài cho đến nay, nhưng chưa được UBND xã Hải Phú giải quyết dứt điểm.
Chúng tôi ghi nhận, chính quyền xã Hải Trạch (cũ) và xã Hải Phú qua nhiều nhiệm kỳ đã nhiều lần tiến hành hòa giải, ban hành các văn bản giải quyết. Đây là nỗ lực của chính quyền xã Hải Phú mà Báo Quảng Bình đã khẳng định trong bài báo. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này cho đến nay vẫn bất thành. Điều quan trọng không phải cứ họp bàn nhiều, ra văn bản nhiều là chứng tỏ chính quyền tận tâm với công việc, mà cốt yếu là hiệu quả. Trong vụ việc này, chúng tôi cho rằng, vấn đề mấu chốt là chính quyền xã đã không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và tình hình thực tế để xử lý dứt điểm tranh chấp. Thậm chí, trong các văn bản giải quyết, có những văn bản ban hành vội vã, thiếu kiến thức chuyên môn cần có, khiến tình hình tranh chấp đất nghĩa địa phức tạp thêm!
Đơn cử, Thông báo số 160/TB-UBND, ngày 8/6/2018 của UBND xã Hải Trạch (cũ) do Chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Huy ký, chỉ căn cứ vào tờ giấy viết tay của ông Hồ Trung (SN 1952) cho ông Hoàng Lác đất nghĩa địa của gia đình năm 2001 (giấy viết tay không có người làm chứng, không ghi rõ ngày tháng, không mô tả rõ vị trí thửa đất, không có xác nhận của chính quyền) đã vội khẳng định: “Căn cứ pháp lý về khu đất có cơ sở cho người sử dụng: Về phía ông Hoàng Lác, ông đã có đầy đủ các căn cứ và nhân chứng để chứng minh khu đất đó ông được quyền sử dụng...”. Dựa vào thông báo này, năm 2021, ông Hoàng Lác cho người phá dỡ một phần đường bê tông lát gạch trong khu đất nghĩa địa dòng họ Phan Văn; năm 2023 tập kết gạch block xâm chiếm một phần đất nghĩa địa; đỉnh điểm xảy ra khi ông Phan Thanh Bình mất ngày 9/6/2024, sáng 10/6/2024, gia đình tiến hành đào huyệt tại khu nghĩa địa dòng họ thì ông Hoàng Lác cho người ra ngăn cản, gây gổ người thân ông Bình...
Hoặc: Tại biên bản làm việc ngày 9/11/2023, UBND xã Hải Phú “yêu cầu ông Hoàng Lác vận chuyển toàn bộ số gạch block ra khỏi khuôn viên nghĩa địa của ông Phan Thanh Bình trước ngày 15/11/2023; nếu ông Hoàng Lác không thực hiện thì UBND xã Hải Phú xử lý theo quy định của pháp luật”. Nhưng phía ông Hoàng Lác không đồng tình, và UBND xã cũng đành… chịu!
Trong tiêu đề bài báo, chúng tôi đặt dấu chấm hỏi(?) về sự “tắc trách” của chính quyền xã, tức là chưa khẳng định. Nhưng qua thực tế, bạn đọc có thể rút ra kết luận!
Bài báo phản ánh không đúng với kết luận của tòa án?
Chúng tôi khẳng định, bài báo đã phản ánh đúng như kết luận của tòa án. Rất tiếc, cả hai lần tòa án xét xử vụ việc, bà Phan Thị Ánh Nguyệt, trên cương vị Chủ tịch UBND xã Hải Phú, dù được triệu tập đều xin vắng mặt. Thế nên, mọi diễn biến xảy ra tại tòa cũng như Công văn số 2267/TAND của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Bố Trạch giải thích bản án, bà Nguyệt vẫn không nắm kỹ để hiểu hết bản chất sự việc. Vì thế, trong nhiều văn bản giải quyết mâu thuẫn về đất giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác (sau khi bản án của TAND tỉnh có hiệu lực), bà Chủ tịch UBND xã Hải Phú vẫn cho rằng thửa đất số 24, tờ bản đồ số 5, diện tích hơn 127m2 ở thôn Nội Hải vẫn đang trong tình trạng tranh chấp (?!), và phần đất ông Hoàng Lác tập kết vật liệu phải do UBND xã quản lý (?).
Xin nhắc lại, yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn (ông Hoàng Lác) là không có căn cứ nên không được hội đồng xét xử của tòa án hai cấp chấp nhận. Do đó, ông Hoàng Lác không có quyền sử dụng đối với thửa đất số 24, tờ bản đồ số 5, thôn Nội Hải; đồng nghĩa với việc khu đất này đã hết tranh chấp. Và, do phía họ Phan đã xây dựng và sử dụng khu đất này từ trước nên đương nhiên sau phán quyết của TAND tỉnh có hiệu lực, họ Phan được tiếp tục sử dụng đất mà không cần phải có sự cho phép của chính quyền xã!
Như vậy, nếu chính quyền xã hiểu đúng kết luận của tòa án để quyết liệt giải quyết vụ việc, thì sẽ không nảy sinh sự cố hôm 10/6/2024, khi gia đình đào huyệt an táng ông Phan Thanh Bình.
Phóng viên tác nghiệp có đúng luật?
Liên quan đến vụ việc, phóng viên (P.V) đã làm việc với bà Phan Thị Ánh Nguyệt 2 lần, đúng như Công văn số 705/CV-UBND của UBND xã Hải Phú: Lần thứ nhất, sau khi điện thoại đặt lịch làm việc với bà Nguyệt lúc 9 giờ 23 phút ngày 26/6/2024, đến 9 giờ 25 phút, bà Nguyệt điện lại nhất trí gặp.
Khoảng 10 giờ sáng, 2 P.V Báo Quảng Bình đến UBND xã Hải Phú gặp bà Nguyệt (chứ không phải 1 P.V và thời gian là 14 giờ chiều như Công văn 705/CV-UBND nêu). Lý do P.V trình bày rõ cho bà Nguyệt là xác minh đơn tố cáo của công dân (chứ không phải là giải quyết tố cáo của công dân như công văn nêu) liên quan tranh chấp đất nghĩa địa giữa dòng họ Phan Văn và ông Hoàng Lác, đề nghị UBND xã có các giấy tờ, văn bản liên quan xin cung cấp cho P.V.
Với lý do vụ việc tranh chấp nghĩa địa còn “rất nhiều vấn đề” và bận nhiều công việc nên bà Nguyệt hẹn P.V dịp khác. Lần gặp đầu tiên này, không có chuyện P.V bị từ chối vì “nhận thấy không đúng thẩm quyền” và “P.V không cung cấp đầy đủ thẻ nhà báo và giấy giới thiệu” như phản ánh tại Công văn 705/CV-UBND. P.V khẳng định đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, thẻ Nhà báo được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng bà Nguyệt không xem chứ không phải bà Nguyệt yêu cầu mà P.V không cung cấp được thẻ Nhà báo. Bà Phan Thị Ánh Nguyệt đã thấy thẻ Nhà báo của P.V nên đã đề nghị P.V lần gặp sau, quá trình làm việc ngoài thẻ Nhà báo phải có thêm giấy giới thiệu của BBT Báo Quảng Bình, ghi rõ cụ thể nội dung làm việc. (Chúng tôi xin nói rõ, theo Luật Báo chí hiện hành, khi về tác nghiệp tại cơ sở, P.V chỉ cần xuất trình thẻ Nhà báo là đủ. Việc bà Nguyệt yêu cầu phải có thêm giấy giới thiệu của cơ quan, có phải là một biểu hiện của sự né tránh?).
Mãi một tuần sau, theo lịch hẹn của bà Nguyệt, chiều 3/7/2024, P.V có lần gặp thứ 2 với bà Chủ tịch UBND xã. Tại buổi làm việc, P.V không bị gây khó dễ và buổi làm việc diễn ra suôn sẻ. Sở dĩ buổi làm việc này không được cập nhật kịp thời trong bài báo là do tác phẩm đã được duyệt đăng từ ngày 1/7. Tuy nhiên, sơ suất nhỏ nói trên không ảnh hưởng đến bản chất vụ việc mà báo đã đăng tải.
Cuối cùng, việc chính quyền xã viện dẫn các điều khoản của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP rồi đề xuất cơ quan chức năng xử lý tác giả bài báo nói trên, chúng tôi rất tán thành nếu có sai phạm!
BÁO QUẢNG BÌNH