(QBĐT) - Nhằm tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới theo nội dung Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng đã tích cực thực hiện xây dựng văn hóa giao thông (VHGT) trong ngành Giáo dục.
Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lê Văn Thủy cho biết: Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và góp phần xây dựng VHGT trong ngành Giáo dục, UBND tỉnh yêu cầu Sở GD-ĐT xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, lớp học, từng giáo viên trong bảo đảm TTATGT đối với học sinh. Trong đó, đưa nội dung bảo đảm TTATGT đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học; tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm TTATGT với các hình thức phù hợp; kiểm điểm, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm.
Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục. Trong đó tập trung tăng cường phổ biến các kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho phụ huynh trong trường hợp chở trẻ em trên ô tô, mô tô, xe máy và các phương tiện khác. Chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các nhà trường hàng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu 100%: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường học được tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật về ATGT; các trường học xây dựng nội dung giáo dục ATGT lồng ghép vào các môn học trong chương trình chính khóa; đội ngũ Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh; các đơn vị, trường học tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATGT; học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy đến trường phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để giảm thiểu chấn thương nếu không may xảy ra tai nạn giao thông (TNGT); học sinh đi xe đến trường phải đăng ký phương tiện, chủng loại với nhà trường để nhà trường phối hợp Công an địa phương kiểm tra, quản lý.
Trường THPT Phan Đình Phùng phối hợp với Công an TP. Đồng Hới tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT cho học sinh.
Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục pháp luật về ATGT trong nhà trường và yêu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên chấp hành nghiêm quy định pháp luật khi tham gia giao thông, mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong thực hiện pháp luật giao thông và VHGT.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giữ gìn TTATGT; thực hiện các cuộc vận động “Học sinh với VHGT”, “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”; xây dựng và nhân rộng mô hình “Cổng trường ATGT”, “Đội thanh niên tình nguyện”, “Đội cờ đỏ”, “Xếp hàng đón con” tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh.
Cùng đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh khu vực trường học cam kết không nhận trông, giữ xe mô tô trên 50cm3 của học sinh. Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp quản lý, giáo dục con cái cam kết không tái phạm. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.
Sở GD-ĐT chỉ rõ: Học sinh vi phạm lỗi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ 50cm3 trở lên, vi phạm TTATGT nhiều lần thì phải xem xét khi xếp loại kết quả rèn luyện cuối học kỳ, cuối năm học; người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng TNGT nghiêm trọng liên quan đến học sinh và việc vi phạm TTATGT của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thuộc đơn vị mình.
Cùng với việc tổ chức thực hiện các chỉ đạo nói trên của UBND tỉnh và trước tình trạng học sinh trung học trên địa bàn tỉnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ và TTATGT ngày càng gia tăng, trong đó có các lỗi vi phạm chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm; tham gia giao thông không tuân thủ đèn tín hiệu, lạng lách, dàn hàng ngang, chở số người quá quy định… Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc; phòng GD-ĐT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tiếp tục thực hiện ký cam kết không vi phạm pháp luật và TTATGT đối với toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động và học sinh thuộc đơn vị mình quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của cán bộ, giáo viên và học sinh để có biện pháp giáo dục, xử lý kỷ luật theo đúng quy định; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ; học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy đến trường phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn nhằm giảm thiểu chấn thương nếu bị TNGT; học sinh đi xe đến trường phải đăng ký phương tiện, chủng loại để nhà trường phối hợp Công an địa phương kiểm tra, quản lý; nghiêm cấm tuyệt đối học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ 50cm3 trở lên khi chưa đủ tuổi quy định hoặc chưa có giấy phép lái xe.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu tăng cường vai trò đội xung kích tình nguyện để nắm bắt thông tin, đồng thời đưa ra biện pháp ngăn ngừa, giáo dục đối với học sinh thường xuyên vi phạm TTATGT và sử dụng phương tiện không đúng quy định; phối hợp với cơ quan chức năng, công an xã, phường, thị trấn và chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý việc học sinh gửi xe mô tô, gắn máy từ 50cm3 trở lên ở các điểm trông giữ xe trên khu vực xung quanh trường học.
Nhà trường, cơ sở giáo dục cần tổ chức họp với sự tham gia của ban giám hiệu nhà trường, tổ chức Đoàn/Đội, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách lớp, phụ huynh học sinh và học sinh vi phạm để thông báo việc vi phạm, hình thức xử lý trên cơ sở giáo dục, phổ biến pháp luật; giao cho gia đình quản lý và ghi biên bản cam kết không tái phạm; thống nhất hình thức kỷ luật đối với học sinh.
Khi tổ chức tham quan, du lịch hoặc hoạt động giáo dục khác, các nhà trường cần hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển có uy tín và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên và học sinh khi tham gia. Các đơn vị hợp đồng sử dụng dịch vụ đưa đón trẻ mầm non, học sinh phổ thông thực hiện nghiêm túc văn bản hướng dẫn về việc tăng cường quản lý kinh doanh vận tải theo hợp đồng đưa đón học sinh, sinh viên đi học trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý về an toàn trường học, an toàn giao thông trong các dịp nghỉ lễ, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT quốc gia năm 2024...
Một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và loại bỏ khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất. Điều này giúp giảm thiểu thực hiện TTHC đất đai, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng ngày càng tinh vi, liên tục thay đổi tên miền truy cập, sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại nước ngoài để tránh sự phát hiện, truy vết, ngăn chặn của các đơn vị chức năng.
(QBĐT) - Sau 24 năm đằng đẵng sống lưu lạc, không nhà cửa, anh em, thân thích, họ hàng, giờ đây, anh em họ mới được gặp lại nhau. Nhưng trớ trêu thay, cuộc gặp gỡ diễn ra ngay tại hội trường xét xử của tòa án.