(QBĐT) - Chiều 17/4, ông Vũ Quang Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Quảng Bình cho biết, Đội QLTT số 7 vừa tổ chức thực hiện việc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính, gồm 33.000 gói xúc xích ăn liền các loại sản xuất tại nước ngoài.
Việc tiêu hủy do đối tượng vi phạm hành chính tự thực hiện dưới sự giám sát của Cục QLTT.
Theo đó, phương pháp tiêu hủy đối với toàn bộ tang vật là sử dụng kéo cắt các gói xúc xích ăn liền, sau đó đổ xuống hố đã được đào sẵn, rắc vôi bột lên trên và lấp kín miệng hố. Toàn bộ rác thải bao nilon chứa xúc xích được thu gom bảo đảm vệ sinh môi trường.
Sử dụng kéo cắt các gói xúc xích ăn liền để loại bỏ vỏ nilon trước khi tiêu hủy nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường.
Việc tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; do đối tượng vi phạm hành chính tự thực hiện, dưới sự kiểm tra, giám sát của đại diện Đội QLTT số 7 và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Cục QLTT Quảng Bình. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị buộc tiêu hủy hơn 49 triệu đồng.
Tiến hành rắc vôi bột lên xúc xích đã được lột vỏ nilon bọc bên ngoài trước khi chôn lấp hoàn toàn.
Trước đó, Cục trưởng Cục QLTT Quảng Bình đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Huỳnh Thanh Nhã (SN 1987, trú tại phường Nhơn Thành, TX. An Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu (là 33.000 gói xúc xích các loại), với số tiền phạt 30 triệu đồng; đồng thời buộc ông Huỳnh Thanh Nhã tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.
Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Thực tiễn thời gian qua, công tác thu hồi đất và tái định cư còn không ít bất cập, hạn chế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người có đất bị thu hồi. Luật Đất đai năm 2024 đã có quy định, phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.