![]() |
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mùa mưa bão
(QBĐT) - Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân được nâng cao. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy vẫn luôn tiềm ẩn, nhất là vào mùa mưa bão với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thời tiết.
Quảng Bình là địa phương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đường thủy lớn. Mặc dù nhiều năm liên tục, trên địa bàn tỉnh không xảy ra TNGT đường thủy, nhưng với phương châm phòng là chính, công tác bảo đảm TTATGT đường thủy luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng thực hiện.
Bước vào mùa mưa bão năm 2023, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Cụ thể, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, chấn chỉnh đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải khách, bảo đảm ATGT đường thủy nội địa; yêu cầu các phương tiện thủy nội địa phải trang bị đầy đủ áo phao, dụng cụ nổi, bảo đảm số lượng, chất lượng trên phương tiện; trước khi phương tiện rời bến, hành khách phải mặc áo phao theo quy định, kiên quyết không vận chuyển hành khách không mặc áo phao, nhất là đối với các em học sinh.
Kiểm tra tất cả các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định trong quá trình hoạt động; tăng cường kiểm tra, triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Thống kê số lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hoạt động trên địa bàn. Quản lý chủ phương tiện, người lái phương tiện chở đúng tải trọng, số người cho phép, trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, hướng dẫn hành khách mặc đầy đủ áo phao và thực hiện các thao tác an toàn trong quá trình tham gia giao thông, nhất là vào mùa mưa bão, ngăn chặn tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Đặc biệt là khắc phục một số tồn tại tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT, như: Một số bến thủy nội địa đã có giấy phép nhưng hết hạn; phương tiện thủy nội địa còn thiếu thủ tục đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện thủy có bằng, chứng chỉ chuyên môn chưa phù hợp với phương tiện đang điều khiển...
TX. Ba Đồn là địa phương có nhiều bến khách ngang sông. Bước vào mùa mưa bão, thị xã đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn Đoàn Minh Thọ cho biết, qua kiểm tra đã lập biên bản và đình chỉ các bến khách ngang sông hết hạn giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, như: Bến khách ngang sông phường Quảng Thuận đi xã Quảng Văn; bến khách ngang sông thôn Tiên Xuân-thôn Trường Thọ, xã Quảng Tiên... Qua công tác kiểm tra, với các phương tiện vận chuyển hành khách đã xuống cấp, không an toàn, không bảo đảm TTATGT (như: Phao cứu sinh, cứu đắm không có...), đã chỉ đạo các địa phương đình chỉ hoạt động và khẩn trương rà soát, kiểm tra, giám sát đối với các bến khách ngang sông, phương tiện và người lái không đủ điều kiện hoạt động.
Cùng với đó, lãnh đạo thị xã cũng quán triệt, nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy chính quyền cấp xã, phường trong việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, phòng ngừa TNGT đường thủy nội địa; nhấn mạnh: Chủ tịch UBND cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra TNGT đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, nhiều năm liền, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra TNGT đường thủy nội địa nhờ sự nỗ lực, quyết liệt của các cấp, ngành, đơn vị liên quan cũng như ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, TNGT luôn tiềm ẩn nguy cơ mọi lúc, mọi nơi. Bởi vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng trong việc bảo đảm TTATGT đường thủy, đặc biệt là vào mùa mưa bão, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành của các chủ phương tiện và người dân khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường thủy, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ các vụ TNGT đường thủy nội địa có thể xảy ra.
X.Phú
(QBĐT) - Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân được nâng cao. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy vẫn luôn tiềm ẩn, nhất là vào mùa mưa bão với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thời tiết.
Quảng Bình là địa phương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đường thủy lớn. Mặc dù nhiều năm liên tục, trên địa bàn tỉnh không xảy ra TNGT đường thủy, nhưng với phương châm phòng là chính, công tác bảo đảm TTATGT đường thủy luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng thực hiện.
Bước vào mùa mưa bão năm 2023, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Cụ thể, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, chấn chỉnh đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải khách, bảo đảm ATGT đường thủy nội địa; yêu cầu các phương tiện thủy nội địa phải trang bị đầy đủ áo phao, dụng cụ nổi, bảo đảm số lượng, chất lượng trên phương tiện; trước khi phương tiện rời bến, hành khách phải mặc áo phao theo quy định, kiên quyết không vận chuyển hành khách không mặc áo phao, nhất là đối với các em học sinh.
Kiểm tra tất cả các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định trong quá trình hoạt động; tăng cường kiểm tra, triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Thống kê số lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hoạt động trên địa bàn. Quản lý chủ phương tiện, người lái phương tiện chở đúng tải trọng, số người cho phép, trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, hướng dẫn hành khách mặc đầy đủ áo phao và thực hiện các thao tác an toàn trong quá trình tham gia giao thông, nhất là vào mùa mưa bão, ngăn chặn tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Đặc biệt là khắc phục một số tồn tại tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT, như: Một số bến thủy nội địa đã có giấy phép nhưng hết hạn; phương tiện thủy nội địa còn thiếu thủ tục đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện thủy có bằng, chứng chỉ chuyên môn chưa phù hợp với phương tiện đang điều khiển...
TX. Ba Đồn là địa phương có nhiều bến khách ngang sông. Bước vào mùa mưa bão, thị xã đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn Đoàn Minh Thọ cho biết, qua kiểm tra đã lập biên bản và đình chỉ các bến khách ngang sông hết hạn giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, như: Bến khách ngang sông phường Quảng Thuận đi xã Quảng Văn; bến khách ngang sông thôn Tiên Xuân-thôn Trường Thọ, xã Quảng Tiên... Qua công tác kiểm tra, với các phương tiện vận chuyển hành khách đã xuống cấp, không an toàn, không bảo đảm TTATGT (như: Phao cứu sinh, cứu đắm không có...), đã chỉ đạo các địa phương đình chỉ hoạt động và khẩn trương rà soát, kiểm tra, giám sát đối với các bến khách ngang sông, phương tiện và người lái không đủ điều kiện hoạt động.
Cùng với đó, lãnh đạo thị xã cũng quán triệt, nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy chính quyền cấp xã, phường trong việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, phòng ngừa TNGT đường thủy nội địa; nhấn mạnh: Chủ tịch UBND cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra TNGT đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, nhiều năm liền, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra TNGT đường thủy nội địa nhờ sự nỗ lực, quyết liệt của các cấp, ngành, đơn vị liên quan cũng như ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, TNGT luôn tiềm ẩn nguy cơ mọi lúc, mọi nơi. Bởi vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng trong việc bảo đảm TTATGT đường thủy, đặc biệt là vào mùa mưa bão, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành của các chủ phương tiện và người dân khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường thủy, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ các vụ TNGT đường thủy nội địa có thể xảy ra.
X.Phú