(QBĐT) - Đầu tư, xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp trọng tâm được các cấp, ngành, địa phương thực hiện thường xuyên, góp phần bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận tải, đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.
Là địa phương nằm ở cuối hành lang kinh tế Đông-Tây, là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Bắc Lào và Thái Lan, Quảng Bình có mạng lưới giao thông hội tụ đầy đủ 5 loại hình. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, với phương châm "đi trước một bước" để tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực để phát triển kinh tế-xã hội.
Bên cạnh đó, nỗ lực này cũng là giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.
Lực lượng liên ngành tổ chức đóng các lối đi tự mở băng qua đường sắt.
Đây là một trong các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm được nêu rõ trong Nghị quyết số 149/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong tình hình mới. Qua đó, quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, ATGT, kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 919km quốc lộ, 367km đường tỉnh, 732km đường đô thị, 772km đường huyện, 54km đường chuyên dùng và khoảng 9.500km đường giao thông nông thôn, 230km đường thủy nội địa và hơn 174km đường sắt đi qua. Nhiều dự án giao thông trọng điểm, hiện đại cũng đang được triển khai, như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đường ven biển, đường tránh TX. Ba Đồn..., khi đưa vào sử dụng sẽ kéo giãn mật độ lưu thông phương tiện giao thông, hạn chế những rủi ro, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
"Để chấn chỉnh tình trạng xe quá khổ, quá tải tham gia giao thông trên một số tuyến đường, các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm để bảo vệ công trình, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời, cần tăng cường tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ công trình, hành lang ATGT theo quy định", ông Phạm Văn Năm cho biết thêm.
Ông Phạm Văn Năm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh cho biết, Ban ATGT tỉnh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý; kịp thời phát hiện để sửa chữa những hư hỏng phát sinh, bổ sung, thay thế hệ thống báo hiệu bị mất, hư hỏng, bổ sung hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông, bổ sung vạch sơn tại các tuyến đường có mật độ giao thông cao và thường xuyên xảy ra tai nạn; tăng cường bảo vệ công trình và hành lang ATGT, bảo đảm giao thông tuyến đường bộ luôn thông suốt, an toàn. Tăng cường tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ đất dành cho đường bộ và phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định.
Duy trì liên tục kiểm tra các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, tuyên truyền vận động, phối hợp thu hẹp lại các lối đi tự mở qua đường sắt bị người dân tháo dỡ để qua lại nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã đóng 12 lối đi tự mở qua đường sắt (từ 154 lối hiện nay còn 142 lối đi tự mở qua đường sắt); cắm đủ biển “Chú ý tàu hỏa” tại 142 lối đi tự mở qua đường sắt, quản lý, bảo vệ đúng quy định; phát quang giải tỏa tầm nhìn tại 18 đường ngang, cương quyết không phát sinh thêm lối đi tự mở qua đường sắt.
Các lực lượng chức năng cần tiếp tục quyết liệt xử lý những vi phạm về tải trọng xe.
Trên các tuyến đường thủy nội địa được đầu tư lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu, Sở Giao thông vận tải thường xuyên chỉ đạo đơn vị quản lý tăng cường công tác bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Cùng với đó, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng đã tổ chức tổng rà soát các điểm tiềm ẩn có nguy cơ mất ATGT trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn để đề xuất giải pháp xử lý trong thời gian tới.
Mặt khác, công tác quản lý xe quá tải, tình trạng hoán cải, cơi nới thành, thùng xe đã được các ngành, địa phương chấn chỉnh và có chuyển biến rõ rệt. Bởi tình trạng này vốn được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của kết cấu hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trong 9 tháng năm 2023, các lực lượng chức năng đã tổ chức gần 1.500 ca tuần tra, kiểm soát, xử lý gần 900 trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải, dự kiến phạt tiền hơn 3,3 tỷ đồng.
(QBĐT) - Ngày 26/9, ông Hoàng Ngọc Dũng, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở GTVT đã nhắc nhở, chấn chỉnh 8.503 trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải vi phạm pháp luật về an toàn giao thông (ATGT).
Năm 2023, lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp để phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, trấn áp mạnh mẽ tình trạng lừa đảo, tín dụng đen.
(QBĐT) - Ngày 25/9, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1906/UBND-KT về việc tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.