Quản lý vật liệu nổ: Đừng để "nước đến chân mới nhảy"
(QBĐT) - TAND tỉnh mới đây vừa tiến hành phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử hai bị cáo Huỳnh Thế Cánh (SN 1977) và Nguyễn Phước Thông (SN 1987) cùng quê quán xã Tiên An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam về tội “Chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại khoản 2, Điều 305, Bộ luật Hình sự.
Kết thúc phiên tòa, những đối tượng liều lĩnh dám ăn trộm “tử thần” trên đã bị HĐXX tuyên phạt bằng bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Huỳnh Thế Cánh chịu án 5 năm tù, Nguyễn Phước Thông lãnh án 4 năm tù giam.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, đặc biệt ở phần tranh tụng, HĐXX và những người có mặt tại tòa “giật mình” vì số lượng vật liệu nổ (kíp nổ) “khủng” hai bị cáo Cánh, Thông chiếm đoạt thông qua phương thức phá kho chứa vật liệu nổ của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn toàn tỉnh… lên đến 4.397 cái. Càng “giật mình” hơn khi đại diện các doanh nghiệp sản xuất VLXD bị mất cắp vật liệu nổ công bố trước tòa, số lượng kíp nổ bị mất lớn hơn thế rất nhiều, đến hàng nghìn cái.
Cụ thể, Công ty sản xuất và chế biến VLXD HM (Phong Hóa, Tuyên Hóa) khai bị mất 5.316 kíp nổ, Cánh và Thông thừa nhận lấy 1.700 cái; Công ty TNHH xây dựng tổng hợp TT (Tiến Hóa, Tuyên Hóa) khai bị mất 800 cái, Nguyễn Phước Thông chỉ nhận chiếm đoạt 462 cái; Công ty TNHH phát triển lâm nghiệp BT (Phú Định, Bố Trạch) khai mất 1.197 cái, hai bị cáo khai lấy 1.185 cái; Xí nghiệp sản xuất VLXD BL (Trường Xuân, Quảng Ninh) khai mất 1.050 kíp nổ, Cánh thừa nhận số lượng đúng như thế.
Huỳnh Thế Cánh và Nguyễn Phước Thông thành khẩn: “Số lượng kíp nổ mỗi lần ăn trộm được, các bị cáo đếm đi, đếm lại rất kỹ trước khi bán cho người mua nên chắc chắn chỉ 4.397 cái. Còn hàng nghìn kíp nổ khác doanh nghiệp báo mất, các bị cáo không lấy cắp”. Như vậy, số lượng kíp nổ doanh nghiệp khai báo mất cắp so với số lượng kíp nổ Cánh và Thông chiếm đoạt chênh nhau đến 3.966 cái.
Câu hỏi đặt ra là nếu như quy trình bảo quản, cất giữ, quản lý, sử dụng vật liệu nổ tại các doanh nghiệp sản xuất VLXD tiến hành bảo mật, nghiêm ngặt thì sẽ không có cơ hội cho Cánh và Thông cắt rào, đục tường, phá khóa trộm cắp với số lượng kíp nổ “khủng” như vậy. Sau khi để xảy ra việc mất cắp kíp nổ, các doanh nghiệp trên đã bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính đúng quy định pháp luật.
Điều đáng nói ở đây là gần 4.000 kíp nổ bị mất cắp theo như đại diện doanh nghiệp sản xuất VLXD khai báo như trên, hiện tại ở đâu, được sử dụng vào mục đích gì, gây nguy hiểm như thế nào cho xã hội? Và các cơ quan chức năng có biện pháp gì để điều tra, phát hiện, thu hồi?
Thanh Long
(QBĐT) - TAND tỉnh mới đây vừa tiến hành phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử hai bị cáo Huỳnh Thế Cánh (SN 1977) và Nguyễn Phước Thông (SN 1987) cùng quê quán xã Tiên An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam về tội “Chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại khoản 2, Điều 305, Bộ luật Hình sự.
Kết thúc phiên tòa, những đối tượng liều lĩnh dám ăn trộm “tử thần” trên đã bị HĐXX tuyên phạt bằng bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Huỳnh Thế Cánh chịu án 5 năm tù, Nguyễn Phước Thông lãnh án 4 năm tù giam.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, đặc biệt ở phần tranh tụng, HĐXX và những người có mặt tại tòa “giật mình” vì số lượng vật liệu nổ (kíp nổ) “khủng” hai bị cáo Cánh, Thông chiếm đoạt thông qua phương thức phá kho chứa vật liệu nổ của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn toàn tỉnh… lên đến 4.397 cái. Càng “giật mình” hơn khi đại diện các doanh nghiệp sản xuất VLXD bị mất cắp vật liệu nổ công bố trước tòa, số lượng kíp nổ bị mất lớn hơn thế rất nhiều, đến hàng nghìn cái.
Cụ thể, Công ty sản xuất và chế biến VLXD HM (Phong Hóa, Tuyên Hóa) khai bị mất 5.316 kíp nổ, Cánh và Thông thừa nhận lấy 1.700 cái; Công ty TNHH xây dựng tổng hợp TT (Tiến Hóa, Tuyên Hóa) khai bị mất 800 cái, Nguyễn Phước Thông chỉ nhận chiếm đoạt 462 cái; Công ty TNHH phát triển lâm nghiệp BT (Phú Định, Bố Trạch) khai mất 1.197 cái, hai bị cáo khai lấy 1.185 cái; Xí nghiệp sản xuất VLXD BL (Trường Xuân, Quảng Ninh) khai mất 1.050 kíp nổ, Cánh thừa nhận số lượng đúng như thế.
Huỳnh Thế Cánh và Nguyễn Phước Thông thành khẩn: “Số lượng kíp nổ mỗi lần ăn trộm được, các bị cáo đếm đi, đếm lại rất kỹ trước khi bán cho người mua nên chắc chắn chỉ 4.397 cái. Còn hàng nghìn kíp nổ khác doanh nghiệp báo mất, các bị cáo không lấy cắp”. Như vậy, số lượng kíp nổ doanh nghiệp khai báo mất cắp so với số lượng kíp nổ Cánh và Thông chiếm đoạt chênh nhau đến 3.966 cái.
Câu hỏi đặt ra là nếu như quy trình bảo quản, cất giữ, quản lý, sử dụng vật liệu nổ tại các doanh nghiệp sản xuất VLXD tiến hành bảo mật, nghiêm ngặt thì sẽ không có cơ hội cho Cánh và Thông cắt rào, đục tường, phá khóa trộm cắp với số lượng kíp nổ “khủng” như vậy. Sau khi để xảy ra việc mất cắp kíp nổ, các doanh nghiệp trên đã bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính đúng quy định pháp luật.
Điều đáng nói ở đây là gần 4.000 kíp nổ bị mất cắp theo như đại diện doanh nghiệp sản xuất VLXD khai báo như trên, hiện tại ở đâu, được sử dụng vào mục đích gì, gây nguy hiểm như thế nào cho xã hội? Và các cơ quan chức năng có biện pháp gì để điều tra, phát hiện, thu hồi?
Thanh Long