Tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị về PCTN được kiện toàn và phát huy hiệu quả

  • 09:05, 28/05/2017
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

1. Về hoạt động của các cơ quan chuyên trách:

Ngày 1-2-2013 Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7-12-2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN; chỉ đạo đưa 8 vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử và đang chỉ đạo tiếp tục đưa các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử trong năm 2017...

Đồng thời với việc tổ chức lại Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW, ngày 28-12-2012 thành lập Ban Nội chính Trung ương làm nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.

Cùng với đó, các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục được củng cố, kiện toàn là những lực lượng chủ công trong chống tham nhũng.

Cụ thể, Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), trực thuộc Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an được thành lập năm 2007. Ngày 7-4-2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã ra Quyết định số 1735/QĐ-BCA hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46).

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũngthuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Tiếp đó, ngày 20-11-2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Quyết định số 05/QĐ-VKSTC-V5 kèm theo quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ.

Ngoài ra, thực hiện Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 8-4-2013 của Ban Bí thư, 63 Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương đã được thành lập.

2. Hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác PCTN, LP:

Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với công tác PCTN, LP được quan tâm và hiệu quả hơn thông qua việc thảo luận, chất vấn, cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng về công tác PCTN, LP; ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của HĐND các cấp, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, của các Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã được phát huy, giúp nâng cao vai trò giám sát của xã hội ở cơ sở, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

3. Về hợp tác quốc tế trong PCTN:

Quan hệ hợp tác quốc tế về PCTN giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục mở rộng và củng cố. Việt Nam đã phê chuẩn, ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng; nhiều nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng từng bước được nội luật hoá; tổ chức thi hành nghiêm túc các Nghị quyết của Hội nghị quốc gia thành viên Công ước và các thỏa thuận hợp tác trong khu vực.

Việt Nam cũng đã tham gia tích cực, hiệu quả các diễn đàn, sáng kiến khu vực về PCTN. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước tiến hành điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế liên quan đến nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật, đạt kết quả tích cực.

Phòng Bạn đọc

(Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)
 

tin liên quan

Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác cai nghiện ma túy
Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác cai nghiện ma túy

(QBĐT) - Thời gian qua, công tác cai nghiện ma túy ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, qua đó đã thu được những kết quả quan trọng, cai nghiện tại gia đình cộng đồng được duy trì và triển khai sâu rộng, số người nghiện được đưa vào cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục-Lao động xã hội ngày càng đông, luôn được bảo đảm an toàn, góp phần giữ vững, ổn định an ninh trật tự tại địa phương.

Quản lý tài nguyên, môi trường ở thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch: Vẫn còn nhiều sai phạm
Quản lý tài nguyên, môi trường ở thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch: Vẫn còn nhiều sai phạm

(QBĐT) - Qua thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn, Sở Tài nguyên-Môi trường đã phát hiện hàng loạt sai phạm của các cá nhân, đơn vị chức năng trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cần được chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh: Chú trọng tuyên truyền pháp luật qua các phiên tòa lưu động
Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh: Chú trọng tuyên truyền pháp luật qua các phiên tòa lưu động

(QBĐT) - Trong lộ trình cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực xét xử, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Quảng Ninh chú trọng giải quyết dứt điểm các vụ án, giảm thiểu án tồn đọng. Trong đó, đã thực hiện nhiều phiên tòa xét xử lưu động nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm.