Đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng sẽ bị phạt đến 1,5 triệu đồng

  • 07:05, 31/05/2016
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn.

Từ ngày 1-8, ngày Nghị định có hiệu lực, đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 500.000-1,5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nghị định 49/2016/NĐ-CP bổ sung quy định phạt tiền từ 500.000-1,5 triệu đồng đối với một trong các hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới; sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (năm ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành).

Nghị định cũng bổ sung quy định phạt tiền từ 4-8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

Theo TTXVN/Vietnam+

tin liên quan

Phát hiện nhiều sai phạm trong cấp đất và bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quảng Ninh
Phát hiện nhiều sai phạm trong cấp đất và bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Quảng Ninh

(QBĐT) - Buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai, cấp quyết định giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng không đúng quy định và có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong bồi thường giải phóng mặt bằng là những sai phạm mà Đoàn xác minh liên ngành do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đã xác minh làm rõ qua việc giải quyết đơn khiếu nại của công dân tại huyện Quảng Ninh.

Lệ Thủy: Tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh
Lệ Thủy: Tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh

(QBĐT) - Thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị có chuyển biến tích cực, số vụ xâm hại tài nguyên rừng bị phát hiện xử lý đã giảm mạnh so với các năm trước.

Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(QBĐT) - Ngày 26-5-2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân (TCD) và giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Chỉ thị số 35-CT/TW).