Lệ Thủy: Chủ động phòng, trừ chuột và bệnh đạo ôn hại lúa đông-xuân

  • 07:03, 23/03/2025
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy Hoàng Văn Hải cho biết, hiện, bà con nông dân huyện Lệ Thủy đang tích cực chăm sóc lúa vụ đông-xuân. Tuy nhiên, ở một số địa phương nhiều diện tích lúa đã xuất hiện tình trạng chuột và bệnh đạo ôn gây hại.
Nông dân Lệ Thủy chăm sóc lúa vụ đông-xuân.
Nông dân Lệ Thủy chăm sóc lúa vụ đông-xuân.
Vụ đông-xuân 2024-2025, huyện Lệ Thủy gieo trồng 10.100ha lúa. Hiện, trà gieo sớm đang ở giai đoạn đứng cái-làm đồng; trà gieo muộn đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, thời gian qua, thời tiết nắng mưa xen kẽ, sáng sớm có sương mù nên đã xuất hiện tình trạng sâu bệnh gây hại; đặc biệt là chuột và bệnh đạo ôn.
 
Theo đó, diện tích lúa đông-xuân nhiễm chuột là 125ha, chủ yếu xuất hiện ở các xã: Mai Thủy, Phú Thủy, Xuân Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy… với tỷ lệ hại phổ biến: 1-2 %, nơi cao 3-5%.
 
Đặc biệt, ở các xã Mai Thuỷ, Xuân Thuỷ, Phú Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, An Thuỷ, Trường Thủy, Sơn Thủy… đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá với diện tích nhiễm là 76 ha. Tỷ lệ hại phổ biến từ 10-15 %, cục bộ 30 -50 % và có cháy chòm 20m2 trên giống QC03. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên giống P6, QC03, Xuân Mai, HN6, PC6, Dự Hương 8,...
 
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy cho biết thêm, UBND huyện cần hỗ trợ thuốc diệt chuột cho các địa phương để triển khai đánh chuột kịp thời,  hiệu quả; đồng thời các địa phương chỉ đạo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm tình hình phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh trên các loại cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời; chú trọng phòng trừ chuột, bệnh đạo ôn lá trên trà chính vụ và bọ trĩ trên các trà gieo muộn.
Ngọc Hải

tin liên quan

ảnh 02
ảnh 02
anh
Sản xuất than hoạt tính, hướng mở cho cây gỗ bạch đàn
Sản xuất than hoạt tính, hướng mở cho cây gỗ bạch đàn

(QBĐT) - Một thời, cây bạch đàn được trồng với diện tích lớn tại Quảng Bình. Khi keo, tràm "lên ngôi", diện tích bạch đàn ngày càng thu hẹp lại. Thế nhưng, công nghệ Nhật Bản sản xuất than hoạt tính hay còn gọi là than trắng từ gỗ bạch đàn du nhập vào Quảng Bình đã tạo ra một hướng đi mới cho loại cây này.