Thiếu lao động trong lĩnh vực sản xuất trang phục và gỗ ván ép

  • 04:09, 25/09/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Ông Hồ Nhật Bình, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công thương cho biết: Sản xuất công nghiệp (SXCN) 9 tháng năm 2024 tiếp tục duy trì tăng trưởng.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 7,7 %
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 7,7 %
Theo đó, 9 tháng năm 2024, chỉ số SXCN tăng 7,7% (kế hoạch năm 2024 là 7,5%); giá trị SXCN tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 là 8-8,5%). Một số ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
 
Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó một số ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh giảm mạnh (chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất xi măng và clinker...).
 
Nhiều dự án công nghiệp lớn dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2024 nhưng hiện nay chậm tiến độ (Nhà máy may công nghiệp QT Quảng Bình; dự án thủy điện La Trọng; may Tun Power mở rộng; viên nén năng lượng Công ty TNHH Phát triển nguồn lực Dohwa…) nên chưa thể đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp.
 
Tiểu thủ công nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ; năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu; sản xuất hàng lưu niệm chưa phát triển. Một số ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động (sản xuất trang phục, sản xuất gỗ ván ép) hiện nay đang phục hồi và mở rộng sản xuất nhưng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
 
Theo ông Hồ Nhật Bình, những tồn tại, hạn chế nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đó là: Ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm và chưa được phục hồi, các doanh nghiệp trong tình trạng thiếu hụt đơn hàng, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn; năng lực mới tăng thêm trong SXCN ít, chủ yếu dự án có quy mô nhỏ; một số dự án đầu tư phát triển công nghiệp có quy mô lớn dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2024 nhưng hiện nay chậm tiến độ.
 
Mặt khác, sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra, đôn đốc của một số ngành, địa phương chưa quyết liệt, thiếu kịp thời trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện dự án và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư.
Hương Lê

tin liên quan

Hỗ trợ doanh nghiệp tạo mã QR Code cho sản phẩm
Hỗ trợ doanh nghiệp tạo mã QR Code cho sản phẩm

(QBĐT) - Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh vừa tổ chức hướng dẫn tạo mã QR Code cho các doanh nghiệp trên phần mềm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình tại địa chỉ http://truyxuatsp.quangbinhtrade.vn.

Hướng đi mới của chăn nuôi hiện đại
Hướng đi mới của chăn nuôi hiện đại

(QBĐT) - Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đang triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn theo chu trình tạo lập các vòng lặp khép kín. Đây là mô hình làm cơ sở nhân rộng để nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V
Nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V

(QBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 05-Ctr/HU (CTHĐ số 05) của Huyện ủy Quảng Trạch về xây dựng xã Quảng Phương đạt tiêu chí đô thị loại V, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đô thị, phấn đấu đến năm 2025 đưa trung tâm huyện đạt đô thị loại V và đến 2030 trở thành thị trấn.