Tổng kiểm tra các bến thủy nội địa không phép từ ngày 1/7

  • 11:06, 06/06/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã lên kế hoạch tổng kiểm tra các bến thủy nội địa không phép trên toàn quốc từ ngày 1/7.
 
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra để bộ chủ trì hoặc giao cục chủ trì phối hợp với các địa phương, các lực lực lượng triển khai. Thời gian từ 1/7 đến 31/12/2024 tiến hành kiểm tra cuốn chiếu trên các tuyến, kết thúc năm 2024 phải hoàn thành toàn bộ.
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, qua kiểm tra làm rõ bến nào phải đình chỉ; bến nào có đủ điều kiện, có nhu cầu vận tải thực sự, có cấp phép được không, vướng ở đâu, xử lý thế nào; và xác định rõ trách nhiệm do đâu. Trong quá trình này, khi xử lý vi phạm và đình chỉ hoạt động phải đánh giá được tác động đến vận tải. 
Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông trên bến thủy nội địa Kho-Cảng Bến Kéo, thuộc địa phận xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh minh họa: Minh Phú/TTXVN
Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông trên bến thủy nội địa Kho-Cảng Bến Kéo, thuộc địa phận xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh minh họa: Minh Phú/TTXVN
"Chúng ta tổng kiểm tra diện rộng, số lượng bến không phép, hết phép lên đến hàng nghìn. Nếu đình chỉ cả loạt có ảnh hưởng ra sao đến vận tải? Đoàn kiểm tra phải đánh giá được và đề xuất hướng xử lý, vì kiểm tra không phải chỉ để xử lý vi phạm mà thông qua kiểm tra phải đề xuất được giải pháp khắc phục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp", Thứ trưởng nhấn mạnh.
 
Với những cảng, bến đã có quy hoạch, đủ điều kiện cấp phép, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang gợi ý cần hướng dẫn chủ cảng, bến thực hiện các thủ tục theo quy định. Thực hiện chủ trương làm sao tập trung, thu hút được nhà đầu tư có năng lực đầu tư cảng, bến thủy.
 
Qua cuộc tổng kiểm tra sẽ đánh giá rõ được các tồn tại, vướng mắc, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực đường thủy nội địa, tạo thuận lợi cho vận tải thủy phát triển an toàn, bền vững.
 
Hiện tổng số cảng, bến thủy nội địa đã được công bố, cấp phép và đang hoạt động là 5.553 cảng, bến, gồm 310 cảng và 5.243 bến có phép. Tổng số bến thủy nội địa không phép trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia là 1.902 bến; trong đó, 991 bến hết hạn hoạt động, 909 bến hoạt động không phép.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản
Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản

(QBĐT) - Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên sông đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Riêng tại xã Duy Ninh, những năm gần đây, người dân đã đẩy mạnh phát triển NTTS, mạnh dạn đưa nhiều loại TS có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế địa phương.

Công nhận 52 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh
Công nhận 52 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh

(QBĐT) - 52 sản phẩm, bộ sản phẩm vừa được công nhận, cấp giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.

Phối hợp tuyên truyền chương trình "35 trip Du lịch Quảng Bình"
Phối hợp tuyên truyền chương trình "35 trip Du lịch Quảng Bình"

(QBĐT) - Sở Du lịch vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch về việc tuyên truyền chương trình "35 trip Du lịch Quảng Bình".