![]() |
Quảng Ninh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả kinh tế
(QBĐT) - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Quảng Ninh Trần Đức Thuận cho biết, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi cây trồng, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người dân.
Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN-PTNT phối hợp với các địa phương rà soát những diện tích đất lúa, đất gò đồi kém hiệu quả để xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng khác. UBND các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch của huyện để xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi chi tiết đến người dân trên địa bàn, bảo đảm đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất đạt hiệu quả.
Năm 2023, tổng diện tích chuyển đổi trên địa bàn huyện là 97,7ha với các loại cây trồng chủ yếu: Dưa hấu, mướp đắng, dưa leo, ngô, đậu các loại... Nhìn chung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã và đang góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên từng đơn vị diện tích. Các cây trồng chuyển đổi cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha.
Thời gian tới, huyện Quảng Ninh sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ nông sản.
L.Chi
(QBĐT) - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Quảng Ninh Trần Đức Thuận cho biết, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi cây trồng, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người dân.
Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN-PTNT phối hợp với các địa phương rà soát những diện tích đất lúa, đất gò đồi kém hiệu quả để xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng khác. UBND các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch của huyện để xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi chi tiết đến người dân trên địa bàn, bảo đảm đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất đạt hiệu quả.
Năm 2023, tổng diện tích chuyển đổi trên địa bàn huyện là 97,7ha với các loại cây trồng chủ yếu: Dưa hấu, mướp đắng, dưa leo, ngô, đậu các loại... Nhìn chung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã và đang góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên từng đơn vị diện tích. Các cây trồng chuyển đổi cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha.
Thời gian tới, huyện Quảng Ninh sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ nông sản.
L.Chi