Làm giàu từ mô hình nuôi "đa con"

  • 07:12, 21/12/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Nắm bắt nhu cầu thị trường, những năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Bảy, ở thôn Phú Lộc 2, xã Quảng Phú (Quảng Trạch) đã đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Thành công của mô hình đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" ở địa phương.
 
Trò chuyện với phóng viên, chị Nguyễn Thị Bảy chia sẻ: Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, gắn với nghề nông từ nhỏ nên khi lập gia đình 2 vợ chồng chị luôn trăn trở suy nghĩ làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất quê hương.
 
Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi, vợ chồng chị Bảy quyết định vay 200 triệu đồng từ ngân hàng để xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Năm đầu tiên, gia đình chị thả nuôi 10.000 con lươn giống, sau một năm, chị xuất bán 1,5 tấn, cho doanh thu gần 250 triệu đồng. Tuy nhiên, bước sang năm thứ 3, khi dịch Covid-19 bùng phát, gia đình chị gặp phải khó khăn về đầu ra sản phẩm.
Chi Nguyễn Thị Bảy nuôi thử nghiệm thành công giống dúi má đào Thái Lan.
Chị Nguyễn Thị Bảy nuôi thử nghiệm thành công giống dúi má đào Thái Lan.
Nhưng với quyết tâm và ý chí vươn lên làm giàu, gia đình chị Bảy tiếp tục vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Cùng với nuôi lươn, gia đình chị nuôi thêm giống ếch Thái. Nhờ chăn nuôi đúng quy trình, nguồn gốc rõ ràng nên sản phẩm lươn và ếch của gia đình chị sau khi thu hoạch đều được tiêu thụ hết.
 
Không dừng lại ở đó, đầu năm 2023, gia đình chị Bảy tiếp tục tìm tòi học hỏi, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 20 cặp giống dúi má đào Thái Lan về nuôi thử. Sau 5 tháng nuôi, đến nay, đàn dúi bắt đầu sinh sản. Hiện, gia đình chị Bảy đang gây giống, tăng đàn để bán dúi giống ra thị trường.
 
Theo chị Bảy, chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước tiên môi trường nuôi phải thoáng đãng, sạch sẽ; con giống phải có nguồn gốc rõ ràng; thức ăn bảo đảm tiêu chuẩn dinh dưỡng. Đặc biệt, người chăn nuôi phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu của thị trường để lựa chọn con nuôi phù hợp, tránh tình trạng được mùa, mất giá.
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của gia đình chị Nguyễn Thị Bảy.
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của gia đình chị Nguyễn Thị Bảy.
Đến nay, mô hình chăn nuôi “đa con” gồm lươn, ếch và dúi của gia đình chị Bảy cho thu nhập khá cao và ổn định. Mô hình không chỉ mở ra hướng phát triển kinh tế cho gia đình mà còn góp phần đa dạng hóa vật nuôi, chuyển đổi cây trồng ở địa phương. Thời gian tới, gia đình chị dự định mở rộng quy mô để có thể cung cấp đa dạng sản phẩm ra thị trường, mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Phú Phạm Ngọc Đông cho biết: Hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thời gian qua, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, đi trước đón đầu xu hướng, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, trong đó gia đình chị Nguyễn Thị Bảy là một tấm gương điển hình.
 
Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình chị Bảy còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương, thường xuyên giúp đỡ nông dân nghèo phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, như chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật...
L.An

tin liên quan

Bảo đảm thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Bảo đảm thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn

(QBĐT) - Ngày 21/12, ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết: Sở đã xây dựng kế hoạch bảo đảm các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường phục vụ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Nông dân Tuyên Hóa chủ động phòng, chống rét cho gia súc
Nông dân Tuyên Hóa chủ động phòng, chống rét cho gia súc

(QBĐT) - Những ngày này, nông dân huyện Tuyên Hóa đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho đàn vật nuôi. Huyện cũng đã khuyến cáo phòng chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân không chủ quan trong phòng, chống rét và các dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi trong mùa đông.

Chủ động sản xuất vụ đông-xuân
Chủ động sản xuất vụ đông-xuân

(QBĐT) - Vụ đông-xuân 2023-2024, kế hoạch gieo trồng toàn tỉnh là 29.500ha lúa, 3.690ha ngô, 3.451ha lạc, 2.374ha khoai lang, 6.500ha sắn, 4.242ha rau các loại... Xác định vụ đông-xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp cả năm, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho sản xuất, phấn đấu giành kết quả cao về năng suất, sản lượng và giá trị…