Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu

  • 02:11, 22/11/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng nay, 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) và Tổ chức Tài chính quốc tế IFC triển khai hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu phục vụ cập nhật kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2025-2030, định hướng 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá tác động, tính dễ tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Qua các số liệu thu thập, thống kê cho thấy, bão và áp thấp nhiệt đới những năm qua diễn biến thất thường, với cường độ lớn, nhiệt độ cũng như lượng mưa trung bình năm ngày càng tăng.

Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn ở nhiều đô thị vùng ven biển sẽ bị tác động lớn bởi ngập lụt do nước biển dâng. Biến đổi khí hậu những năm gần đây đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình.

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường Quảng Bình phát biểu tại hội thảo.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo cũng dành phần lớn thời gian để tham gia góp ý vào Dự thảo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050.

Đồng thời, thảo luận về tác động và khung kế hoạch, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dự án xanh, thích ứng biến đổi khí hậu và tiếp cận tín dụng xanh của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). 

Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, dân số tỉnh Quảng Bình đạt khoảng 960 nghìn người, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4-8,8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145-150 triệu đồng.
Các chuyên gia báo cáo đánh giá tác động, tính  dễ tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình.
Các chuyên gia báo cáo đánh giá tác động, tính dễ tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại tỉnh.
Để bảo đảm sự phát triển bền vững, tỉnh chủ trương giữ ổn định độ che phủ rừng khoảng 68%; tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính khoảng 7,3%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38% và 100% đô thị trực thuộc tỉnh đạt cơ bản nền tảng về đô thị thông minh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế và thu nhập ổn định.
 
Bám sát vào các mục tiêu định hướng này, hội thảo là dịp để Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, bổ sung vào Đề cương nhiệm vụ cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050.
A.Tuấn

tin liên quan

Giải ngân hơn 200 tỷ đồng gói vay giải quyết việc làm
Giải ngân hơn 200 tỷ đồng gói vay giải quyết việc làm

(QBĐT) - Ông Trần Văn Tài, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội-Chi nhánh Quảng Bình cho biết, từ năm 2022 đến nay, đơn vị đã giải ngân 204 tỷ đồng gói vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

Măng rừng Hóa Thanh
Măng rừng Hóa Thanh

(QBĐT) - Được sự giúp đỡ của các tổ chức hội cấp trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hóa Thanh (Minh Hóa) đã thành lập tổ hợp tác chế biến măng rừng.

Tập trung chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp
Tập trung chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp

(QBĐT) - Với mục tiêu tập trung thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển NN công nghệ cao, thông minh