![]() |
Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
(QBĐT) - Bà Hoàng Thị Hải Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC-XTTM), Sở Công thương cho biết, trung tâm vừa tổ chức bàn giao và hướng dẫn sử dụng tem mã QR code sản phẩm cho các doanh nghiệp (DN). Đây là giải pháp công nghệ số để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Theo đó, trong năm 2023, trung tâm hỗ trợ 5 DN áp dụng giải pháp này, bao gồm: Cơ sở sản xuất bột cháo canh Kính Hương (hỗ trợ QR code cho sản phẩm bột cháo canh); HTX Nông sản Vân Di (hỗ trợ QR code cho sản phẩm tinh bột nghệ đỏ); HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ, chế biến thủy sản Long Tám (hỗ trợ QR code cho sản phẩm mực khô); hộ kinh doanh Lê Văn Giáo (hỗ trợ QR code cho sản phẩm tinh dầu tràm); cơ sở sản xuất rượu truyền thống Trường Chinh (hỗ trợ QR code cho sản phẩm rượu tam thất Trường Chinh). Đây là những DN tiêu biểu trong việc ứng dụng thương mại điện tử cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp trong việc tham gia các hoạt động XTTM trong thời gian qua.
Các DN đã được trung tâm phối hợp với đơn vị thiết kế hướng dẫn về cách thức sử dụng và quản lý các tem mã QR code.
Việc áp dụng các giải pháp công nghệ số để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là việc làm rất cần thiết, giúp DN sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ sở pháp lý cho sản phẩm, hàng hóa đáp ứng hội nhập, quảng bá DN và nâng tầm thương hiệu để phát triển, đồng thời người tiêu dùng có thể tra cứu toàn bộ thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và an tâm khi mua sắm hàng hóa.
H.L
(QBĐT) - Bà Hoàng Thị Hải Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC-XTTM), Sở Công thương cho biết, trung tâm vừa tổ chức bàn giao và hướng dẫn sử dụng tem mã QR code sản phẩm cho các doanh nghiệp (DN). Đây là giải pháp công nghệ số để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Theo đó, trong năm 2023, trung tâm hỗ trợ 5 DN áp dụng giải pháp này, bao gồm: Cơ sở sản xuất bột cháo canh Kính Hương (hỗ trợ QR code cho sản phẩm bột cháo canh); HTX Nông sản Vân Di (hỗ trợ QR code cho sản phẩm tinh bột nghệ đỏ); HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ, chế biến thủy sản Long Tám (hỗ trợ QR code cho sản phẩm mực khô); hộ kinh doanh Lê Văn Giáo (hỗ trợ QR code cho sản phẩm tinh dầu tràm); cơ sở sản xuất rượu truyền thống Trường Chinh (hỗ trợ QR code cho sản phẩm rượu tam thất Trường Chinh). Đây là những DN tiêu biểu trong việc ứng dụng thương mại điện tử cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp trong việc tham gia các hoạt động XTTM trong thời gian qua.
Các DN đã được trung tâm phối hợp với đơn vị thiết kế hướng dẫn về cách thức sử dụng và quản lý các tem mã QR code.
Việc áp dụng các giải pháp công nghệ số để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là việc làm rất cần thiết, giúp DN sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ sở pháp lý cho sản phẩm, hàng hóa đáp ứng hội nhập, quảng bá DN và nâng tầm thương hiệu để phát triển, đồng thời người tiêu dùng có thể tra cứu toàn bộ thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và an tâm khi mua sắm hàng hóa.
H.L