Đổi mới hoạt động Hội Thủy sản tỉnh, góp phần phát triển nghề thủy sản bền vững, hội nhập hiệu quả

  • 06:06, 24/06/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hội Thủy sản Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 4605/QĐ-UBND, ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình và được tổ chức Đại hội lần thứ nhất vào ngày 21/1/2018.
 
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành (BCH) hội gồm 25 đồng chí, Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Trần Đình Du, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) được bầu làm Chủ tịch hội nhiệm kỳ 2018-2023.
 
Nhiệm kỳ qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao, BCH hội đã vượt qua khó khăn, không ngừng phát triển mạnh về số lượng hội viên và nâng cao chất lượng hoạt động. Các chi hội thủy sản được thành lập gắn liền với nghề nghiệp và vùng lãnh thổ cấp xã, tổ hợp tác, thuận lợi cho việc quản lý sản xuất, kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có 25 chi hội cơ sở, với 2.525 hội viên; trong đó: 6 chi hội nuôi tôm quản lý cộng đồng, 2 chi hội đồng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS), 5 chi hội nuôi trồng thủy sản, 4 chi hội khai thác thủy sản, 5 chi hội dịch vụ thủy sản, và 3 đơn vị sự nghiệp thủy sản.
 
Các chi hội thủy sản đã thể hiện được vai trò trách nhiệm của mình trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Thủy sản 2017, các quy định liên quan đến công tác BVNLTS; bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo và quy định khai thác thủy sản có khai báo để thực hiện tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.
 
Bên cạnh đó, Hội Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình quản lý cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào phát triển thủy sản của tỉnh.
 
Hàng năm, hội tổ chức được 4-5 cuộc tập huấn, hội thảo kỹ thuật; trong 5 năm phối hợp với Chi cục Thủy sản xây dựng 6 mô hình nuôi thủy sản theo mô hình quản lý cộng đồng tại các xã, phường: Quảng Châu (Quảng Trạch), Quảng Thuận (TX. Ba Đồn), Hạ Trạch, Bắc Trạch, Đồng Trạch (Bố Trạch) và Hàm Ninh (Quảng Ninh); 2 mô hình cộng đồng quản lý trong bảo vệ và khai thác thủy sản tại xã: Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy); phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam để hỗ trợ chuyển giao công nghệ nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP cho 6 mô hình tại 3 xã: Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), Hải Ninh và Duy Ninh (Quảng Ninh), với tổng quy mô 4,5ha. Nghiên cứu và phối hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản 1, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) và các công ty chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tổ chức hội thảo khoa học về tiến bộ công nghệ kỹ thuật nuôi tôm do Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt; kết quả hội thảo đã được tổng kết thành quy trình nuôi tôm tiến bộ làm mẫu để nhân rộng trên địa bàn tỉnh và đã phổ biến cho nông, ngư dân.
 
Hội Thủy sản tỉnh đã luôn quan tâm sâu sát hội viên và làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi hội viên, ngư dân; nắm rõ tâm tư và nguyện vọng của hội viên và phản ánh kịp thời những vướng mắc, những xâm phạm quyền lợi của hội viên đến cơ quan chức năng giải quyết theo chính sách pháp luật hiện hành. Phối hợp với Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản và Công đoàn ngành NN-PTNT tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời các trường hợp ngư dân, hội viên không may gặp rủi ro thiệt hại do tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn xảy ra.
Hàng năm, các đơn vị, địa phương tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Hàng năm, các đơn vị, địa phương tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Nhìn lại, trong nhiệm kỳ qua, hội đã bám sát nghị quyết của đại hội để tổ chức thực hiện, phát huy tốt vai trò chức năng của hội; tranh thủ sự lãnh đạo và giúp đỡ của UBND tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của hội: Xây dựng và phát triển hội ngày càng vững mạnh; đóng góp vào sự phát triển của ngành thủy sản tỉnh nhà; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, BVNLTS và chủ quyền biên giới biển đảo, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, ngư dân.
 
Tuy vậy, trong nhiệm kỳ qua, chất lượng hoạt động của hội và các chi hội còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao; vai trò của hội trên các lĩnh vực phản biện xã hội, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển ngành chưa được thể hiện rõ.
 
Nhiệm kỳ mới 2023-2028, Hội Thủy sản tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh để tuyên truyền, vận động và tổ chức hội viên và ngư dân thực hiện, đưa thủy sản Quảng Bình thực sự là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; là ngành sản xuất hàng hóa có thương hiệu. Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương cơ sở để tổ chức tập huấn hướng dẫn, tư vấn về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ và thị trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân, nông, ngư dân trong phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; bảo vệ tốt môi trường dịch bệnh và nguồn lợi thủy sản; gắn phát triển khai thác thủy sản với BVNLTS; phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống tốt dịch bệnh thủy sản; phát triển cơ sở hạ tầng, với từng bước hiện đại hóa nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Phát triển mạnh khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ biên giới chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
 
Về nhiệm vụ hoạt động hội, hội sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm:
 
Thứ nhất: Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng và phát triển các chi hội thủy sản cơ sở; đổi mới hình thức và phương thức hoạt động của các chi hội theo hướng nâng cao chất lượng quản lý cộng đồng trong khai thác và BVNLTS và đồng quản lý trong nuôi trồng thủy sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi hội cơ sở đi đôi với việc phát triển hội viên mới.
 
Thứ hai: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện Luật Thủy sản và các chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển khai thác và BVNLTS, bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo; bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
 
Thứ ba: Quán triệt sâu sắc chiến lược và kế hoạch phát triển thủy sản của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch phát triển thủy sản hàng năm của tỉnh và các địa phương để quán triệt, phổ biến cho các chi hội và hội viên, nông, ngư dân, các doanh nghiệp.
 
Chủ động phối hợp với Sở NN-PTNT và các địa phương để tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản hàng năm, đồng thời phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, Hội Làm vườn tỉnh và các tổ chức khác để chủ động thực hiện tập huấn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Nắm bắt kịp thời các vấn đề về thị trường, về chính sách, pháp luật để phổ biến, hướng dẫn, định hướng cho nông, ngư dân và doanh nghiệp để họ có kế hoạch sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao hơn.
 
Thứ tư: Nắm bắt và phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của hội viên, ngư dân và doanh nghiệp để các cơ quan chức năng nhà nước xem xét giải quyết; nắm bắt phản ánh kịp thời các hành vi xâm phạm đến lợi ích, gây trở ngại đến hoạt động sản xuất, kinh doanh để kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ, hỗ trợ ngư dân. Tham gia tích cực công tác từ thiện, xã hội, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn, và thực hiện tốt các phong trào từ thiện do Ủy ban MTTQVN tỉnh, huyện phát động.
 
     Trần Đình Du
                                                     (Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh)

 

tin liên quan

Thông báo đón xem chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2023
Thông báo đón xem chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2023

(QBĐT) - Ngày 21/6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1216/UBND-TH về việc thông báo đón xem chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và Xúc tiến đầu tư năm 2023.

Chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất
Chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất

(QBĐT) - Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với tình hình hạn hán có thể xảy ra; đồng thời, yêu cầu các đơn vị trực thuộc và các địa phương chủ động điều tiết nước bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất vụ hè-thu 2023.

"Canh lửa" cho rừng…
"Canh lửa" cho rừng…

(QBĐT) - Hiện, đang bước vào cao điểm mùa khô nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, huyện Lệ Thủy cùng các lực lượng chức năng đang triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).