Triển vọng từ mô hình mít ruột đỏ

  • 03:02, 27/02/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, trong đó ưu tiên chuyển đổi đất vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từ năm 2020 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao các đơn vị trực thuộc hỗ trợ mô hình trồng mít ruột đỏ cho bà con nông dân ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Diệm chăm sóc cây mít ruột đỏ.
Ông Nguyễn Văn Diệm chăm sóc cây mít ruột đỏ.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ một phần cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu để trồng mít ruột đỏ với diện tích 15ha cho các hộ dân ở các huyện: Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Là một trong những hộ dân được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hỗ trợ trồng mít ruột đỏ, ông Nguyễn Văn Diệm (tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch) chia sẻ, năm 2021, gia đình ông đã chuyển đổi 3ha trồng cây cao su kém hiệu quả sang trồng 1.200 cây mít ruột đỏ.

Nhờ đầu tư bài bản, chăm sóc tốt, đến nay, vườn cây mít ruột đỏ của gia đình ông Diệm đã cho lứa quả bói đầu tiên. Dự kiến năm nay, gia đình thu hoạch khoảng 2.000 quả, trung bình mỗi quả nặng khoảng 10-15kg với giá thành 35.000 đồng/kg như hiện nay, ông Diệm có thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Được biết, để từng bước tạo thương hiệu mít ruột đỏ Quảng Bình và xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương, nâng cao giá trị cho sản phẩm, năm 2023, Trung tâm KN-KN tỉnh sẽ hướng dẫn, hỗ trợ gia đình ông Diệm chăm sóc thâm canh mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ; đồng thời, dán tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR trên sản phẩm.

Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh Trần Thanh Hải cho biết, giống mít ruột đỏ dễ trồng, kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng tốt, giá bán cao được thị trường ưa chuộng. Vì thế, giúp nông dân cải thiện thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện việc phát triển hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Hải

tin liên quan

Tạo chuyển biến trong công tác quản lý khoáng sản
Tạo chuyển biến trong công tác quản lý khoáng sản

(QBĐT) - Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản (KS) trên địa bàn Quảng Bình thời gian gần đây đã tạo được sự chuyển biến. UBND tỉnh đánh giá, công tác quản lý tài nguyên KS bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Công tác cấp giấy phép hoạt động KS thực hiện theo hướng cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KS.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với đại diện chính quyền tỉnh Yamanashi (Nhật Bản)
Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với đại diện chính quyền tỉnh Yamanashi (Nhật Bản)

(QBĐT) - Tại TP. Đà Nẵng, sáng 24/2, đoàn công tác của tỉnh Quảng Bình do đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với đại diện chính quyền tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) do ông Ootani Kazuo, Cố vấn bộ phận Hợp tác chiến lược quốc tế trực thuộc Phòng hoạch định chính sách Thống đốc tỉnh Yamanashi làm trưởng đoàn.

Làm giàu từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân
Làm giàu từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân

(QBĐT) - Nhờ biết cách vận động và sử dụng hợp lý từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều nông dân ở huyện Quảng Trạch đã xây dựng được các mô hình kinh tế mới, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.