(QBĐT) - Từ ngày 1/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử (HĐĐT) theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Công nhân PC Quảng Bình tuyên truyền cho người dân về hoá đơn điện tử.
Mẫu HĐĐT triển khai theo quy định của Tổng cục Thuế, thể hiện duy nhất số tiền điện khách hàng cần thanh toán. Phần chi tiết tiền điện thanh toán khách hàng có thể dễ dàng theo dõi ở bảng kê chi tiết kèm theo hóa đơn. Việc triển khai áp dụng HĐĐT không làm thay đổi cách tra cứu, theo dõi tiền điện nhưng vẫn bảo đảm các thông tin cần thiết, đem lại những tiện ích cho khách hàng sử dụng điện, như: Công tác quản lý, tìm kiếm, lưu trữ hóa đơn, không còn lo lắng về tình trạng thất lạc hóa đơn.
Khi cần sử dụng HĐĐT, khách hàng chỉ cần vào web chăm sóc khách hàng (CSKH), ứng dụng CSKH (App) của ngành điện với một vài thao tác đơn giản là có thể nhận được hóa đơn. Áp dụng HĐĐT còn giúp cho các thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp được thực hiện điện tử, khách hàng sử dụng điện giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng; góp phần giảm tối đa việc sử dụng giấy in, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế chuyển đổi số.
Hoá đơn điện tử của ngành điện sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2022.
Hiện nay, PC Quảng Bình đang cung cấp các dịch vụ điện cho gần 284 nghìn khách hàng. Việc sử dụng HĐĐT còn thể hiện rõ quyết tâm của ngành Điện nói chung, PC Quảng Bình nói riêng trong định hướng số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng để điện tử hóa các giao dịch với khách hàng...
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022 trên cả nước cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, khu vực miền Trung vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó với hạn.
(QBĐT) - Khu vực miền núi Quảng Bình có không ít nông sản giá trị cao, giàu tiềm năng để phát triển thị trường, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện tại, riêng sản phẩm OCOP cấp tỉnh cũng đã có nhiều nông sản đến từ các huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa. Tuy nhiên, để nông sản miền núi đến tận tay khách hàng, tiếp cận các thị trường lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, không ít sản phẩm chủ yếu được phân phối "quẩn quanh", đầu ra bó hẹp và mất dần tính cạnh tranh.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động.