![]() |
Quảng Trạch: Khuyến khích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao…
Trước đây, trên diện tích 1,5ha, gia đình bà Phạm Thị Phưỡng, ở thôn Phú Lộc 3, xã Quảng Phú (Quảng Trạch) chuyên trồng lạc và khoai lang. Năm 2019, sau khi được chính quyền địa phương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tăng năng suất, thu nhập, gia đình bà Phưỡng đã mạnh dạn chuyển đổi 1,2ha sang trồng măng tây, số diện tích còn lại, gia đình bà chuyển sang trồng ổi và rau màu các loại.
Nhờ chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các loại cây trồng của gia đình bà Phưỡng phát triển tốt, cho năng suất cao. Đặc biệt, sản phẩm sau khi thu hoạch đều được thương lái tìm mua tại ruộng nên đầu ra ổn định. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình bà Phưỡng có thu nhập hơn 200 triệu đồng.
“Cây măng tây cũng dễ trồng, mỗi năm thu hoạch trong vòng 6 tháng. Với giá bán 50 nghìn đồng/1kg và được thương lái thu mua tại ruộng, mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 20 triệu đồng tiền bán măng tây. Những tháng còn lại, khi cây măng tây không có thu hoạch thì tôi trồng thêm các loại cây rau khác, cũng có thu nhập”, bà Phưỡng chia sẻ.
Cũng như gia đình bà Phưỡng, thời gian qua, trên địa bàn huyện Quảng Trạch nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đã tích cực thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình và thế mạnh địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, huyện Quảng Trạch đã tập trung thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, qua đó khuyến khích người dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng khoa học-công nghệ, tổ chức lại sản xuất theo hướng chất lượng, hiệu quả, chú trọng sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện chú trọng tái cơ cấu đàn gia súc, gia cầm theo hướng nạc hóa đàn lợn, Zêbu hóa đàn bò và mở rộng quy mô đàn gia cầm; mạnh dạn đầu tư vốn, phát triển các loại giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Trạch cho biết: "Để giúp người dân phát triển kinh tế, hàng năm huyện Quảng Trạch đã có các chính sách thiết thực trong việc hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Riêng trong năm 2021, toàn huyện đã chuyển đổi được 61ha diện tích đất trồng lúa và các loại cây trồng năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị, năng suất, chất lượng cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn, thực hiện được 13 mô hình sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi”.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp đã tạo chuyển biến mới trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo hướng chất lượng, giá trị, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực đưa kinh tế của huyện Quảng Trạch phát triển nhanh và bền vững.
L.An
(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao…
Trước đây, trên diện tích 1,5ha, gia đình bà Phạm Thị Phưỡng, ở thôn Phú Lộc 3, xã Quảng Phú (Quảng Trạch) chuyên trồng lạc và khoai lang. Năm 2019, sau khi được chính quyền địa phương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tăng năng suất, thu nhập, gia đình bà Phưỡng đã mạnh dạn chuyển đổi 1,2ha sang trồng măng tây, số diện tích còn lại, gia đình bà chuyển sang trồng ổi và rau màu các loại.
Nhờ chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các loại cây trồng của gia đình bà Phưỡng phát triển tốt, cho năng suất cao. Đặc biệt, sản phẩm sau khi thu hoạch đều được thương lái tìm mua tại ruộng nên đầu ra ổn định. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình bà Phưỡng có thu nhập hơn 200 triệu đồng.
“Cây măng tây cũng dễ trồng, mỗi năm thu hoạch trong vòng 6 tháng. Với giá bán 50 nghìn đồng/1kg và được thương lái thu mua tại ruộng, mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 20 triệu đồng tiền bán măng tây. Những tháng còn lại, khi cây măng tây không có thu hoạch thì tôi trồng thêm các loại cây rau khác, cũng có thu nhập”, bà Phưỡng chia sẻ.
Cũng như gia đình bà Phưỡng, thời gian qua, trên địa bàn huyện Quảng Trạch nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đã tích cực thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình và thế mạnh địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, huyện Quảng Trạch đã tập trung thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, qua đó khuyến khích người dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng khoa học-công nghệ, tổ chức lại sản xuất theo hướng chất lượng, hiệu quả, chú trọng sản xuất, kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện chú trọng tái cơ cấu đàn gia súc, gia cầm theo hướng nạc hóa đàn lợn, Zêbu hóa đàn bò và mở rộng quy mô đàn gia cầm; mạnh dạn đầu tư vốn, phát triển các loại giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Trạch cho biết: "Để giúp người dân phát triển kinh tế, hàng năm huyện Quảng Trạch đã có các chính sách thiết thực trong việc hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Riêng trong năm 2021, toàn huyện đã chuyển đổi được 61ha diện tích đất trồng lúa và các loại cây trồng năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị, năng suất, chất lượng cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn, thực hiện được 13 mô hình sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi”.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp đã tạo chuyển biến mới trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo hướng chất lượng, giá trị, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực đưa kinh tế của huyện Quảng Trạch phát triển nhanh và bền vững.
L.An