![]() |
2 địa phương công bố hết dịch tả lợn châu Phi
(QBĐT) - Ngày 21/3, thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến thời điểm hiện tại, có 2 xã tại huyện Tuyên Hoá và Quảng Trạch công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), còn 2 xã chưa qua 21 ngày.
Từ ngày 1/1 đến 20/3/2022, DTLCP đã xảy ra ở 8 hộ/4 thôn/4 xã/2 huyện làm 62 con lợn chết phải tiêu hủy với tổng trọng lượng là 4.010kg. Trong đó, xã Lâm Hoá và Cảnh Hoá (Tuyên Hoá) đã công bố hết dịch còn 2 xã Lê Hoá (Tuyên Hóa) và Quảng Tùng (Quảng Trạch) chưa qua 21 ngày.
Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, nguyên nhân dịch bệnh tái phát là do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường, chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm an toàn dịch bệnh và chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Để góp phần ngăn chặn, hạn chế DTLCP lây lan ra diện rộng, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát phòng, chống DTLCP; kiểm soát vận chuyển gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm; phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung khống chế dịch, khoanh vùng phun hóa chất làm vệ sinh môi trường…
Nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hiệu quả, nhất là DTLCP khi tái đàn, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi; rà soát, tổ chức việc tiêm phòng các loại vắc-xin bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm…
Lan Chi
(QBĐT) - Ngày 21/3, thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến thời điểm hiện tại, có 2 xã tại huyện Tuyên Hoá và Quảng Trạch công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), còn 2 xã chưa qua 21 ngày.
Từ ngày 1/1 đến 20/3/2022, DTLCP đã xảy ra ở 8 hộ/4 thôn/4 xã/2 huyện làm 62 con lợn chết phải tiêu hủy với tổng trọng lượng là 4.010kg. Trong đó, xã Lâm Hoá và Cảnh Hoá (Tuyên Hoá) đã công bố hết dịch còn 2 xã Lê Hoá (Tuyên Hóa) và Quảng Tùng (Quảng Trạch) chưa qua 21 ngày.
Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, nguyên nhân dịch bệnh tái phát là do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường, chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm an toàn dịch bệnh và chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Để góp phần ngăn chặn, hạn chế DTLCP lây lan ra diện rộng, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát phòng, chống DTLCP; kiểm soát vận chuyển gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm; phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung khống chế dịch, khoanh vùng phun hóa chất làm vệ sinh môi trường…
Nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hiệu quả, nhất là DTLCP khi tái đàn, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi; rà soát, tổ chức việc tiêm phòng các loại vắc-xin bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm…
Lan Chi